Giáo án: Ôn tập truyện lớp 9 - Ngữ Văn lớp 9
STT | Tên tác phẩm | Tác giả | Sáng tác năm | Tóm tắt nội dung |
---|---|---|---|---|
1 | Làng | Kim Lân | 1948 | Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng, yêu quê sâu nặng, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. |
2 | Lặng lẽ SaPa | Nguyễn Thành Long | 1970 | Cuộc gặp giữa tình cờ của ông hoạ sỹ, cô kỹ sư trẻ với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sapa. Qua đó ca ngợi những người lao động lặng thầm, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. |
3 | Bến quê | Nguyễn Minh Châu | 1985 | Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hương. |
4 | Những ngôi sao xa xôi | Lê Minh Khuê | 1971 | Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. |
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập theo câu hỏi sách giáo khoa: Hỏi: Các tác phẩm sau năm 1945 đã phản ảnh gì về đất nước, con người Việt Nam ở giai đoạn đó? | Câu 2: Nhận xét về hình ảnh đất nước, con người việt nam được phản ánh trong truyện: - Các tác phẩm trên đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam, với tư tưởng tình cảm cao đẹp của họ trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến cố lớn lao chủ yếu là 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. - Các nhân vật: Ông Hai, anh thanh niên, bé Thu, ông Sáu, ba cô gái thanh niên xung phong trong các truyện đã thể hiện rõ những phẩm chất cao đẹp, cống hiến cho quê hương đất nước. |
Hỏi: Hình ảnh những con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến được miêu tả qua những nhân vật nào? Ấn tượng sâu sắc của em về những nhân vật đó? nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật. Hỏi: Nêu nhận xét của em về từng nhân vật? | 3. Ấn tượng sâu sắc của em về những nhân vật nào? nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật. - Hình ảnh những con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp-Mĩ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật: Ông Hai - Làng (Kim Lân); người thanh niên- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long); ông Sáu và bé Thu - Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng); ba cô gái thanh niên xung phong- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê). - Ở họ nổi bật những nét tính cách và phẩm chất như sau: + Ông Hai tình yêu làng của ông thật đặc biệt, tình yêu đó được đặt trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. + Người thanh niên: yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên đỉnh núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp trong sáng về công việc cũng như trong cách ứng với mọi người. + Bé Thu: Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn thắm thiết đối với cha. + Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng thiết tha trong cảnh ngộ éo le và xa cách của chiến tranh. + Ba cô gái thanh niên xung phong: Tinh thần quả cảm, không sợ hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh khi làm nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu khốc liệt. |
Hỏi: Trong các nhân vật đã học trong các truyện ở lớp 9 em có ấn tượng sâu sắc về nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật? Hỏi: Các tác phẩm trần thuật theo ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào? | 4. Nêu cảm nghĩ về một nhân vật: 5. Về phương thức trần thuật: - Các tác phẩm sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất (nhân vật tôi). - Một số văn bản trần thuật theo cái nhìn, giọng điệu của nhân vật chính. - Ví dụ: Nhân vật kể chuyện xưng tôi: “Chiếc lược ngà”, “Những ngôi sao xa xôi” - Ví dụ: kể theo ngôi thứ ba: “Làng” “Lặng lẽ Sa Pa”, “Bến quê” - Ở mỗi kiểu đều có tác dụng nhất định trong việc biểu đạt nội dung. Với truyện kể theo ngôi thứ nhất có ưu điểm giúp người kể đi sâu vào tâm tư tình cảm nhân vật, miêu tả được diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp trong tâm hồn nhân vật "tôi" |
Hỏi: Ở những truyện nào tác giả xây dựng được tình huống truyện đặc sắc? | 6. Về tình huống truyện: - Các truyện hầu như đều chọn những tình huống đặc sắc hấp dẫn để nhân vật bộc lộ tình cảm cảm xúc của mình Người đọc dễ dàng nhận ra tính cách của mỗi nhân vật. |
- Yêu cầu học sinh nêu các tình huống truyện đặc sắc mà mình nhớ nhất. | Ví dụ 1: Truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng - Tình cha cha con sâu nặng của ông Sáu đã được bộc lộ qua 2 tình huống + Sau 8 năm đi xa ông Sáu về nhà nhưng bé Thu lại không nhận cha. Đến luc bé Thu nhận cha và thể hiện tình cảm mãnh liệt thì ông Sáu lại phải ra đi => tình huống này tập trung bộc lộ tình cảm của bé Thu dành cho cha. + Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình thương, nỗi mong nhớ vào việc làm một chiếc lược ngà cho con. Nhưng chiếc lược chưa kịp trao đến tay con thì ông Sáu đã hi sinh => tình huống này thể hiện sâu sắc tình cảm người cha dành cho con. Ví dụ 2: Truyện "Làng" - Kim Lân - Truyện ngắn "Làng" đã xây dựng tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống hiểu lầm rồi vỡ lẽ. Tình huống ấy là ở nơi tản cư ông Hai nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây từ miệng người phụ nữ đi tản cư từ dưới xuôi lên ⇒ Đây là tình huống gay cấn nhằm thử thách tình cảm nhân vật. Để rồi, qua tình huống này, hình ảnh một lão nông yêu làng, một lòng một dạ theo kháng chiến hiện ra sắc nét. |