Giáo án: Làng (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích. Hướng dẫn học sinh đọc: to, rõ ràng, chính xác từ ngữ trong văn bản, thể hiện được diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai. - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc. - Giáo viên nhận xét. - Yêu cầu 1,2 học sinh tóm tắt văn bản. | I. Đọc và tìm hiểu chú thích. 1. Đọc - tóm tắt. |
Hỏi: Giới thiệu những nét chính về tác giả Kim Lân. | 2. Tìm hiểu chú thích a) Tác giả: Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920-2007) quê Từ Sơn - Bắc Ninh. - Ông sáng tác văn học từ trước năm 1945, là nhà văn có sở trường về truyện ngắn. - Gắn bó và am hiểu đời sống nông thôn và người nông dân. - Đề tài chủ yếu: sinh hoạt làng quê và những cảnh ngộ của người nông dân |
Hỏi: Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Lưu ý các chú thích từ khó: vạt, gồng, liếp, vưỡn? | b) Tác phẩm. - Viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đăng lần đầu tiên trên tạp chí văn nghệ: 1948. - Khai thác 1 tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người vào thời kháng chiến là tình cảm yêu quê hương, đất nước. c) Từ khó: Sách giáo khoa |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản: Hỏi: Tìm bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của từng phần. - Giáo viên kể lại một số chi tiết thể hiện tình yêu làng quê của ông Hai ở phần đầu của truyện. - Giáo viên lưu ý về tình yêu làng của ông Hai trong phần đầu của truyện. * Tình yêu làng quê của ông Hai trong phần đầu của truyện: - Tính hay khoe về làng từ xưa cho đến nay: với ông Hai làng chợ Dầu thật không đâu bằng và cái gì cũng đáng tự hào: + Nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh. + Đường làng toàn lát đá xanh. + Làng có phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. + Những ngày kháng chiến dồn dập ở làng, ông gia nhập phong trào từ hồi còn bóng tối. + Những công trình không để đâu hết (những hố, những ụ, những giao thông hào…) - Khi chính quyền vận động đi tản cư ông không muốn đi cứ nấn ná mãi… | II. Đọc - hiểu văn bản 1. Bố cục: gồm 3 đoạn - Phần 1: Từ đầu đến “không nhúc nhích”: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây. - Phần 2: tiếp đến “đôi phần”: Tâm trạng khổ đau, hổ thẹn, buồn bực của ông hai ba bốn ngày sau đó. - Phần 3: Còn lại: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng ông không theo giặc. |
Hỏi: Để khắc hoạ nổi bật chủ đề của chuyện, tính cách của nhân vật. Kim Lân đã đặt nhân vật chính vào 1 tình huống truyện như thế nào? Hỏi: Cái tin ấy đến khi tâm trạng ông Hai đang như thế nào? Hỏi: Tình huống truyện ấy có tác dụng như thế nào | 2. Tình huống truyện - Tình huống: ông Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu của ông đã trở thành Việt gian theo Pháp phản kháng chiến, phản Cụ Hồ từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên. - Cái tin ấy đến với ông vào một buổi trưa giữa lúc tâm trạng của ông đang rất phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta đánh giặc trên tờ báo ở phòng thông tin. ⇒ Tác giả diễn đạt cụ thể sự mâu thuẫn, giằng xé tâm can, nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường trực trong ông Hai cùng với nỗi chua xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc=> Qua tình huống ấy tác giả cho thấy tình yêu làng yêu nước chân thành giản dị của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp |
Hỏi: Tâm trạng của ông Hai được thể hiện ra sao trong tình huống này? (diễn biến tâm trạng của ông Hai sẽ phân tích sâu hơn ở tiết sau. Hỏi: Tình huống truyện có phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật không? Hỏi: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện? | ⇒ Tâm trạng của ông Hai: Từ chỗ bàng hoàng đến chưa tin hẳn, rồi ông phải tin vì những người nói ra tin đó họ vừa ở dưới xuôi lên - Tình huống truyện rất phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật. - Về mặt nghệ thuật: tạo nên một cái nút thắt trong câu chuyện, gây ra một mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông lão, tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc, góp phần giải quyết chủ đề của tác phẩm. |