Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Bàn về đọc sách (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Bàn về đọc sách (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu tác giả, từ khó, bố cục văn bản. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan của việc đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.
- Lựa chọn phương pháp đọc sách cho có hiệu quả
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong 1 văn bản nghị luận
- Rèn luyện thêm cách viết 1 văn bản nghị luận.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ đọc sách đúng đắn nghiêm túc với từng học sinh.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
- Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài: đọc tìm luận điểm lí lẽ, dẫn chứng cho từng phần, trả lời các câu hỏi trong mục đọc hiểu.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu chương trình học kì II.
3. Bài mới
- Bước chân vào trường học các em đã được tiếp xúc và làm quen với sách, những cuốn sách đã trở thành người bạn thân thiết của mỗi người học trò. Nhưng liệu các em đã hiểu hết giá trị của sách, cách đọc sách hiệu quả, những hiệu quả tác dụng mà khi đọc sách con người ta có được khi đọc sách. Để hiểu sâu hơn về cách đọc sách, vai trò tác dụng của việc đọc sách, chúng ta cùng nhau tìm hiểu sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách của nhà văn Chu Quang Tiềm trong văn bản: Bàn về đọc sách.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn đọc, nêu yêu cầu đọc, hướng dẫn học sinh đọc, gọi học sinh đọc bài.

- Đọc rõ ràng rành mạch, nhưng vẫn với giọng tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc:

- Lưu ý hình ảnh so sánh trong bài.

Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả?

Hỏi: Nêu một vài nét về văn bản: Bàn về đọc sách?

Hỏi: Giải nghĩa các từ khó sách giáo khoa

2. Chú thích:

a. Tác giả:

- Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn nổi tiếng của Trung Quốc.

b. Tác phẩm: Trích trong cuốn danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.

c. Từ khó (Sách giáo khoa)

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

Hỏi: Văn bản thuộc thể loại gì?

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản:

- Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội)

Hỏi: Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì?

Hỏi: Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần.

2. Bố cục: 2 phần

- Tác giả bàn về đọc sách

+ Phần 1: Đầu → phát hiện thế giới mới: Sau khi vào bài tác giả khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Phần 2: tiếp → tiêu hao lực lượng. Nêu các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay

+ Phần 3: Còn lại. Bàn về phương pháp đọc sách (Bao gồm cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả)

- Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết:

Hỏi: Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đưa ra luận điểm cơ bản nào?

Hỏi: Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào?

3. Phân tích:

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

*Luận điểm: "Đọc sách là 1 con đường quan trọng của học sinh"

- Tầm quan trọng của sách:

+ Sách là nơi ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức

+ Sách có giá trị được xem là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại

+ Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu được qua mấy nghìn năm

Hỏi: Đọc sách có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

Hỏi: Đối với mỗi người thì đọc sách có ý nghĩa gì?

Hỏi: Em có nhận xét gì về cách lập luận của đoạn văn?

Hỏi: Em được bồi dưỡng những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?

- Ý nghĩa của việc đọc sách:

+ Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức

+ Đọc sách là trả nợ quá khứ, ôn lại kinh nghiệm loài người

+ Đọc sách đối với mỗi người còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn đi phát hiện thế giới mới

⇒ Lập luận chặt chẽ, có lí, lô gíc giúp người đọc thấy rõ được tầm quan trọng của việc đọc sách

4. Củng cố, luyện tập:
- Hệ thống toàn bài.
Hỏi: Cho biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
Hỏi: Đọc sách có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
- Học sinh nhắc lại nội dung cơ bản vừa học.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi còn lại trong bài.