Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Bàn về đọc sách (Tiết 2) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Bàn về đọc sách (Tiết 2) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu tác giả, từ khó, bố cục văn bản. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan của việc đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.
- Lựa chọn phương pháp đọc sách cho có hiệu quả
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong 1 văn bản nghị luận
- Rèn luyện thêm cách viết 1 văn bản nghị luận.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ đọc sách đúng đắn nghiêm túc với từng học sinh.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
- Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài: đọc tìm luận điểm lí lẽ, dẫn chứng cho từng phần, trả lời các câu hỏi trong mục đọc hiểu.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Hỏi: Cho biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách?
3. Bài mới
- Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? Em đã học theo lời khuyên đó như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hỏi: Trong phần văn bản tiếp theo, tác giả đã bộc lộ suy nghĩ của mình về việc đọc sách như thế nào? Quan niệm nào

Hỏi: Đọc sách có dễ không? Tại sao cần phải lựa chọn sách khi đọc?

Tác giả so sánh cách đọc sách nhiều mà không kịp chọn lựa với những hình ảnh nào? (giống như ăn uống, giống như đánh trận)

Hỏi: Tác giả khuyên chúng ta cần phải lựa chọn sách như thế nào?

3. Phân tích (tiếp)

b) Lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách khi đọc:

- Trong tình hình hiện nay sách ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng không dễ

+ Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu dễ sa vào lối" ăn tươi nuốt sống sách, không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm"

+ Sách nhiều khiến cho người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian, sức lực với những cuốn sách không thật có ích

- Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.

Hỏi: Em hiểu thế nào về sách phổ thông và sách chuyên sâu?

- Đọc sách nên hướng vào 2 loại: loại phổ thông và loại chuyên sâu nhưng cũng không bỏ qua đọc thưởng thức.

- Đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường đọc loại sách thường thức, ở lĩnh vực gần gũi kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định: "trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác…"-> Bài học kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.

Hỏi: Cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào?

Hỏi: Cái hại của việc đọc hời hợt được tác giả chế giễu ra sao? (như cưỡi ngựa qua chợ, trọc phú khoe của, lừa mình, dối người thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém)

Hỏi: Lời bàn của tác giả Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách?

c) Bàn về phương pháp đọc sách:

- Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ "trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do"nhất là những quyển sách có giá trị

- Không nên đọc một cách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần phải đọc có kế hoạch và hệ thống đọc sách còn là rèn luyện tính cách làm người, 1 cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.

Hỏi: Tác giả đã có cách nhìn và trình bày như thế nào về vấn đề này?

Hỏi: Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của mình?

Hỏi: Là người đọc sách em nhận được từ ý kiến trên lời khuyên bổ ích nào? Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của bản thân?

Hỏi: Em có nhận xét gì về cách trình bày lí lẽ của tác giả? Từ đó em nhận được gì từ lời khuyên này?

⇒ Tác giả sử dụng cách đối lập trong lập luận (10 quyển sách với 1 quyển sách) dùng danh ngôn "sách cũ xem trăm lần chẳng chán - thuộc lòng ngẫm kĩ 1 mình hay"

→ Cách lập luận ngắn gọn, mạch lạc, rõ ràng

- Phân tích qua so sánh đối chiếu và dẫn chứng cụ thể.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Phân tích lí lẽ, đối chiếu so sánh

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến dẫn dắt tự nhiên

2. Nội dung:

*Ghi nhớ: Sách giáo khoa

4. Củng cố, luyện tập:
Hỏi: Cho biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
Hỏi: Nêu cách lựa chọn sách và phương pháp đọc sách?
Hỏi: Bài học em rút ra từ cách đọc sách?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Về nhà: Học bài
- Soạn bài: Tiếng nói của văn nghệ