Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Chương trình địa phương phần Tiếng - Việt Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Chương trình địa phương phần Tiếng - Việt Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền, đất nước.
- Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn cảnh sao cho phù hợp.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kỹ năng giải thích ý nghĩa của từ ngữ địa phương và phân tích giá trị của nó trong văn
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương thích hợp trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, nghiên cứu bài, đọc chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài: đọc, tóm tắt, trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
* Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
- Ở lớp 8 các em đã biết thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. hôm nay các em tiếp tục tìm hiểu từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tâm lí…
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập

1 học sinh đọc yêu cầu bài tập

- Trình bày phần chuẩn bị trước lớp.

- Học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- Giáo viên đánh giá.

1. Bài tập 1 (Sách giáo khoa trang - 175)

Tìm trong phương ngữ em đang sử dụng, hoặc một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:

a. Chỉ các sự vật, hiện tượng, … không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

- Ví dụ:

+ Tắc: một loại quả họ quýt.

+ Nốc, ghe: chiếc thuyền. (Phương ngữ Nghệ Tĩnh)

+ Sương: gánh

+ Bọc: cái túi áo (Phương ngữ Thừa Thiên – Huế)

+ Nhút: món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với 1 vài thứ khác phổ biến ở 1 số vùng Nghệ Tĩnh

+ Chẻo: 1 loại nước chấm. (Nghệ Tĩnh)

+ Mắc: đắt (Nam Bộ)

+ Dớ: bít tất (Nam Bộ)

1 học sinh đọc yêu cầu bài tập

- Trình bày miệng trước lớp.

- Học sinh khác nghe, nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên đánh giá.

b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm với từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

BắcTrungNam
mẹMạ
bốbọ ba, tíaba
quảtráitrái
bátchénchén
vừng
giả vờgiả đògiả đò
nghiệnnghiềnnghiền

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập

- Làm bài tập, trình bày trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung

học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Giáo viên chỉ dẫn học sinh làm bài tập

Hỏi: Tìm từ ngữ địa phương

c) Đồng âm nhưng khác về nghĩa với từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

- Hòm:

+ ở miền Bắc: chỉ một số đồ đựng có nắp đạy.

+ ở miền Trung, Nam: Chỉ áo quan (quan tài).

- Nón:

+ miền Trung và từ ngữ toàn dân: chỉ một vật dụng làm bằng lá, để đội đầu, có hình chóp.

+ miền Nam: chỉ nón và mũ nói chung.

- Bắp:

+ miền Bắc: có thể dùng để chỉ bắp chân, tay

+ miền Trung, Nam: chỉ bắp ngô.

Hỏi: Các từ ngữ này thuộc phương ngữ nào.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích?

2. Bài tập 2: (Sách giáo khoa - trang 175)

- Những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1. a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân bởi vì: Có những sự vật, hiện tượng chỉ xuất hiện ở địa phương này mà không xuất hiện ở địa phương khác do có sự khác biệt giữa các vùng miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán. Tuy nhiên sự khác biệt đó không quá lớn. (Từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều)

- Một số từ ngữ này có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân vì những sự vật, hiện tượng mà những từ ngữ này gọi tên. Vốn chỉ xuất hiện ở một địa phương, nhưng sau đó dần được phổ biến trên cả nước.

3. Bài tập 3: (Sách giáo khoa - trang 175)

- Hai bảng mẫu ở bài tập 1- bảng b, c.

- Từ ngữ toàn dân ở bảng b – từ ngữ ở miền Bắc: cá quả, lợn, ngã, ốm.

- Cách hiểu thuộc ngôn ngữ toàn dân: ốm- bị bệnh.

Hỏi: Các từ ở bảng mẫu phương ngữ nào thuộc phương ngữ toàn dân?

Hỏi: Nêu tác dụng của từ ngữ địa phương trong đoạn trích.

4. Bài tập 4 (Sách giáo khoa - trang 176)

- Các từ ngữ địa phương có trong đoạn trích: Chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ thuộc phương ngữ Trung được dùng phổ biến ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

- Tác dụng góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm

Hỏi: Tìm các văn bản đã học có sử dụng ngôn ngữ địa phương? Nêu nhận xét?

Bài tập bổ sung:

- Tìm Một số văn bản có sử dụng từ ngữ địa phương, em hãy cho biết các văn bản có sử dụng từ ngữ địa phương chiếm số lượng nhiều hay ít, điều đó nói lên ưu điểm gì của Tiếng Việt? Xác định nhiệm vụ của em khi học từ địa phương.

Ví dụ: Chiếc lược ngà

4. Củng cố - luyện tập
- Giáo viên hệ thống bài:
+ Vai trò của từ ngữ địa phương.
+ Cách sử dụng từ ngữ địa phương.
- Học sinh hỏi thêm kiến thức bài học (nếu có)
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
+ Tiếp tục hoàn thiện bài tập
+ Soạn: Ôn tập Tập làm văn.