Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Phong cách Hồ Chí Minh (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Phong cách Hồ Chí Minh (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
3. Thái độ
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh ảnh, bài viết về nơi ở, và nơi làm việc của Bác.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và nơi làm việc của Bác.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra
Giáo viên giới thiệu chương trình Ngữ văn lớp 9 và những yêu cầu học tập bộ môn. Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn học của học sinh. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng cho mọi thế hệ con người Việt Nam. Phong cách sống của bác được thể hiện rất chân thực trong văn bản. Khi tìm hiểu văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong cách sống và cách làm việc đáng khâm phục của Người.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn đọc: đọc chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết - Giáo viên đọc mẫu.

- Nhận xét cách đọc của học sinh.

- Giáo viên giới thiệu tác giả tác phẩm.

Hỏi: Dựa vào phần chú thích (Sách giáo khoa - trang 7) hãy giải thích ngắn gọn các từ khó?

I- Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc

2. Chú thích:

a. Tác giả: Lê Anh Trà

b. Tác phẩm:

Văn bản được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam.

c. Từ khó:

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản:

Hỏi: Xác định kiểu loại văn bản cho văn bản này? Tính chất của nội dung văn bản?

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Thể loại: Thuyết minh Nội dung, tính chất nhật dụng.

Hỏi: Sau khi đọc em hãy xác định bố cục văn cục văn bản?

- Một học sinh đọc lại đoạn 1.

2. Bố cục:

- Chia làm 2 phần:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”

Quá trình hình thành và điều kỳ lạ của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.

+ Đoạn 2: Tiếp đến hết.

Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ

Hỏi: Trong đoạn văn này tác giả đã khái quát vốn kiến thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào? (Thể hiện qua câu văn nào? ).

Hỏi: Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả?

Hỏi: Nêu tác dụng của biện pháp so sánh, kể và bình luận ở đây?

Hỏi: Bác có được vốn văn hoá ấy bằng những con đường nào? Nêu các dẫn chứng cụ thể?

3. Phân tích:

a. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh:

- Vốn kiến thức văn hoá của Bác: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại có sự am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. ”

- Nghệ thuật: So sánh một cách bao quát đan xen giữa kể và bình luận để khẳng định vốn kiến thức văn hoá của Bác vô cùng sâu rộng.

- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá. Cụ thể là:

+ Nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: pháp, Anh, Hoa, Nga. Người nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ

- Công cụ giao tiếp là vô cùng quan trọng để tìm hiểu và giao lưu văn hoá với các dân tộc trên thế giới.

- Học trong công việc, trong lao động ở mọi lúc, mọi nơi “Làm nhiều nghề khác nhau”.

+ “Học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm” → Học hỏi tìm hiểu đến mức độ sâu sắc.

+ “Chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, tiếp thu mọi các đẹp, cái hay cái đẹp”

→ Tiếp thu một cách có chọn lọc.

+ “Phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản”

⇒ Dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu “Tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế “Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc … để trở thành một nhân cách rất Việt Nam … rất hiện đại”.

Hỏi: Sự tiếp thu văn hoá đó, đã tạo nên một phong cách Hồ Chí Minh như thế nào?

- Giáo viên giảng bình

⇒ Đó chính là điều kỳ lạ vì Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nước ngoài. Dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. Bác đã kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, giữa xưa và nay, giữa dân tộc và quốc tế.

*Tạo nên một phong cách Hồ Chí Minh vừa truyền thống vừa hiện đại.

⇒ Sử dụng nghệ thuật đối lập để khẳng định Phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, giữa xưa và nay, dân tộc và quốc tế

Bài tập: Nêu những biểu hiện của sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

4. Củng cố - luyện tập
- Hệ thống bài học.
Bài tập Nêu những biểu hiện của sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà
- Học sinh về nhà học bài, soạn tiếp bài. Trả lời câu hỏi 2,3,4