Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh nắm được cách làm bài về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tìm hiểu đề tìm ý và lập dàn bài)
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
3. Thái độ
- Thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Hỏi: Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí? yêu cầu về nội dung và hình thức bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
- Chúng ta đang được học về dạng văn nghị luận xã hội với kiểu bài nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống và bước đầu tìm hiểu bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Giờ học hôm nay sẽ giúp các em nhận diện về dạng đề và cách làm kiểu bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí. Chúng ta cùng tìm hiểu bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài nghị luận về một tư tưởng dạo lí:

- Học sinh đọc sách giáo khoa

Hỏi: Các đề trên có điểm gì giống nhau? Kể rõ sự giống nhau đó?

- Yêu cầu học sinh tự đặt một số đề bài tương tự.

I. Đề bài nghị luận về 1 tư tưởng, đạo lí:

1. Bài tập.

2. Nhận xét:

* Điểm khác nhau:

- Các đề 1,3,10 là đề có mệnh lệnh,

- Còn các đề khác là dạng đề chìm, tuy vậy sự khác nhau của các đề này là không lớn lắm.

* Điểm giống nhau:

+ Cùng là đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

+ Cùng một yêu cầu khi làm bài: phải vận dụng giải thích, chứng minh hoặc bình luận (tức nhận định, đánh giá) tư tưởng, đạo lí nêu trong đề, bày tỏ suy nghĩ đánh giá của mình về tư tưởng ấy, đạo lí ấy.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một tư tưởng dạo lí:

- Gọi học sinh đọc đề bài.

Hỏi: Với đề bài trên ta chọn kiểu bài nào?

Hỏi: Nội dung cần nghị luận là gì? Phân tích đề bài trên?

Hỏi: Muốn làm bài cần có những tri thức gì?

Hỏi: Khi làm cần phải có những ý gì?

II. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

1. Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Kiểu bài: Suy nghĩ - giải thích, bình luận, chứng minh (thể hiện sự hiểu biết, đánh giá)

- Nội dung: câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn”

+ Tri thức cần có: Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam; vận dụng các tri thức đời sống.

+ Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.

+ Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam.

+ Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?

+ Bình luận mở rộng.

Hỏi: Dựa vào phần dàn ý đại cương sách giáo khoa để xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài trên?

Hỏi: xác định các nội dung cần nghị luận cho từng phần?

b. Lập dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung của nó: đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội.

2. Thân bài:

* Giải thích câu tục ngữ:

- Nước ở đây là gì? Các nghĩa của nước?

- Uống nước có nghĩa là gì?

- Nguồn nên hiểu như thế nào? Cụ thể nộ dung của nguồn?

- Nhớ nguồn là làm như thế nào? Cụ thể hóa nội dung của nguồn?

* Nhận định đánh giá:

- Câu tục ngữ đã nêu đao lí làm người.

- Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Câu tục ngữ nêu lên 1 nên tảng tự duy trì và phát triển của xã hội.

- Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.

- Câu tục ngữ khuyến khích mọi người cống hiến cho đất nước, dân tộc.

3. Kết bài: Khẳng định câu tục ngữ thể hiện 1 nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.

Hỏi: Rút ra nhận xét về cách viết mở bài; cách viết thân bài; cách viết kết bài?

Hỏi: Rút ra cách làm bài bài văn nghị luận về 1 tư tưởng, đạo lí?

- Học sinh đọc sách giáo khoa.

c. Viết bài:

- Đọc phần viết mở bài (sách giáo khoa) – kết bài.

- Nhóm 1: viết ý 1 - Phần thân bài.

Nhóm 2: viết ý 2

d. Đọc và sửa chữa:

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Nhận xét bổ sung.

2. Kết luận:

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa / trang 54

4. Củng cố, luyện tập:
- Các bước làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
- Nêu dàn ý chung của bài văn nghị luận về 1 tự tưởng, đạo lí.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Viết hoàn thiện cả bài của đề văn trên.
- Lập dàn ý: 1 trong 10 đề của các trang 51,52 sách giáo khoa.