Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Đoàn thuyền đánh cá (Tiết 2) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Đoàn thuyền đánh cá (Tiết 2) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu được:
1. Kiến thức
- Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống của ngư dân trên biển. Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
2. Kĩ năng
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập trong tác phẩm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức ham học, biết yêu thiên nhiên, yêu lao động và tự hào về đất nước, con người lao động.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi đọc hiểu, làm bài tập sách giáo khoa)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
* Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
Hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ, phân tích khổ thơ đầu.
3. Bài mới
- Đoàn thuyền ra khơi xa với không khí lao động khẩn trương chan chứa niềm vui và đầy ắp thành quả lao động, được miêu tả bằng những hình ảnh thơ giàu chất lãng mạn và trí tưởng tưởng tượng bay bổng của nhà thơ.
Hoạt động của giáo viên và học sinhkiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản (tiếp)

- Học sinh đọc diễn cảm khổ thơ tiếp theo

Hỏi: Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả cảnh đoàn thuyền trên biển?

Hỏi: Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cảnh đánh cá trên biển đêm?

Hỏi: Cảnh đoàn thuyền trên biển hiện lên như thế nào qua các hình ảnh ấy?

II. Đọc hiểu văn bản tiếp:

b) Cảnh đánh cá trên biển đêm:

* Hình ảnh con thuyền trên biển:

“ Thuyền ta lái..... trăng

………………vây giăng”

- Nghệ Thuật:

+ Nói quá, nhân hoá, bút pháp lãng mạn làm cho con thuyền trở nên kì vĩ, đồ sộ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ.

+ Sử dụng các động từ như “lướt, đậu, dò, giàn đan.. ” gợi không khí lao động khẩn trương, đoàn kết. Con thuyền ra khơi có gió làm lái, trăng làm buồm, dàn đan thế trận, bao vây, buông lưới...

- Cảm hứng lao động và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ hoà hợp, công việc của người lao động đánh cá như gắn liền hài hòa với nhịp sống trời đất.

Hỏi: Vẻ đẹp của thiên nhiên và người lao động hiện lên như thế nào?

Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về lời ca gọi cá trong nhịp trăng gõ thuyền?

Hỏi: Nhà thơ đã ca ngợi và thể hiện lòng biết ơn biển như thế nào?

- " Ta hát bài ca... trăng cao" → bóng trăng in xuống mặt nước hòa vào sóng vỗ mạn thuyền cùng câu hát ngân vang của người đánh cá tạo thành bài ca lao động hân hoan tràn ngập niềm vui, niềm tin.

-" Biển cho ta cá... buổi nào"

- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa → Lời ca ngợi và biết ơn biển cả như lòng mẹ hiền hòa bao dung nuôi lớn bao thế hệ người dân trài.

Hỏi: Sự giàu có đẹp đẽ của cá trên biển được miêu tả trong khổ thơ nào?

Hỏi: Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Qua những hình ảnh đẹp đẽ đó giúp em hình dung ra vùng biển Hạ Long như thế nào?

* Hình ảnh các loài cá:

"Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long"

- Các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, nhân hoá, bút pháp lãng mạn -> Ca ngợi biển cả thanh bình, giàu có, với nhiều loài cá ngon nổi tiếng.

Biển đêm giống như sinh vật đại dương mà tiếng thở của nó là ánh sao lùa nước.

Hỏi: Công việc lao động trên biển chuẩn bị kết thúc được khắc họa như thế nào?

* Hoạt động chuẩn bị trở về:

"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

- Kéo xoăn tay: từ ngữ gợi hình tả thực động tác kéo lưới tạo vẻ đẹp mạnh mẽ, rắn rỏi, khỏe khoắn.

- Kịp: Hoạt động khẩn trương gấp rút.

→ Xếp lưới buồm lên... nắng hồng" sự nhịp nhàng giữa lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ. Con người muốn chia sẻ niềm vui bởi thành quả lao động mà họ đạt được ”chùm cá nặng” với ánh bình minh.

⇒ trong ánh nắng ban mai rực rỡ, hiện lên hàng nghìn, hàng vạn con cá lấp lánh vẩy bạc, đuôi vàng xếp ăm ắp trên những con thuyền trở về.

Hỏi: Cảnh đoàn thuyền trở về được miêu tả như thế nào? (thời gian, không gian, cảnh vật)

Hãy so sánh khổ thơ cuối và khổ thơ đầu? Qua đó nhà thơ thể hiện ý nghĩa gì?

c) Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:

- Khổ thơ cuối hô ứng với khổ thơ đầu tạo hai cảnh đối xứng. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong ánh bình minh rực rỡ

"Câu hát trăng buồm cùng gió khơi... mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"

Hỏi: Em có nhận xét gì về các câu thơ "câu hát căng buồm"? Về hình ảnh "đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời"? Hình ảnh" mắt cá huy hoàng"?

- "Câu hát căng buồm" - lặp lại gần như toàn bộ câu thơ ở khổ thơ 1 → niềm vui thắng lợi sau một chuyến ra khơi may mắn, tôm cá đầy khoang

- "Đoàn thuyền... mặt trời" → hào hứng, chạy đua tốc độ với thời gian, với mặt trời, một ngày mới bắt đầu.

→ Hình ảnh " mắt cá huy hoàng" tưởng tượng sáng tạo-> một tương lai huy hoàng đầy hứa hẹn đang chờ đợi những con người lao động

Hỏi: Nêu cảm nhận của em về cảnh đoàn thuyền trở về?

- Đoàn thuyền trở về trong khung cảnh một ngày mới bắt đầu, con người chạy đua với thời gian, tranh thủ thời gian để lao động và đã thu được thành quả to lớn.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật?

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả kết hợp với bút pháp lãng mạn, so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, óc tưởng tượng bay bổng phong phú.

2. Nội dung:

- Qua bức tranh thơ tác giả cho ta thấy thiên nhiên thống nhất, hài hoà với con người. Con người lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 112

4. Củng cố - luyện tập
- Hệ thống bài: Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển? Trở về? Các loài cá, Đọc diễn cảm bài thơ.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị bài: tổng kết từ vựng: Xem lại các khái niêm, làm bài tập.