Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Chiếc lược ngà (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Chiếc lược ngà (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong 1 đoạn truyện “Chiếc lược ngà”
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. miêu tả tâm lí nhân vật
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự khái niệm các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận 1 văn bản truyện hiện đại.
3. Thái độ
- Trân trọng tình cảm cha con sâu nặng trong mọi hoàn cảnh.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng, tài liệu tham khảo, nghiên cứu, soạn bài.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài: đọc và kể tóm tắt, trả lời câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
* Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Phân tích hình tượng người thanh niên trong truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa”
3. Bài mới
Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống éo le xảy ra nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt để thể hiện và thử thách tình cảm con người. "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được xây dung trên cơ sở những tình huống thật ngặt nghèo trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khó ở miền Nam. Qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của người cán bộ chiến sĩ.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài

- Gọi học sinh tóm tắt văn bản

Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Quang Sáng?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc, kể tóm tắt:

2. Tìm hiểu chú thích:

a. Tác giả:

- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở An Giang

- Ông là nhà văn quân đội trưởng thành trong quân ngũ từ 2 cuộc kháng chiến của dân tộc

- Từ sau 1954 tập kết ra Bắc, viết văn

- Đề tài: Thường viết về cuộc sống và con người Nam Bộ

Hỏi: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

- Giải thích từ khó trong sách giáo khoa

b. Tác phẩm:

- Sáng tác năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ được đưa vào tập truyện cùng tên. Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích phần giữa truyện

c. Từ khó: 15 từ ở sách giáo khoa

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

Hỏi: Xác định thể loại?

Hỏi: Đoạn trích được chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Thể loại: Truyện ngắn.

2. Bố cục:

- Gồm 2 phần

+ Cuộc gặp gỡ sau tám năm xa cách của cha con ông Sáu

+ Tình cha con sâu nặng- Hình ảnh chiếc lược ngà

Hỏi: Em có nhận xét gì về ngôi kể? ngôi kể ấy có tác dụng gì?

3. Ngôi kể

- Ngôi thứ nhất, đặt vào nhân vật anh Ba.

- Tác dụng: tạo được 1 giọng điệu kể chuyên thủ thỉ gợi cảm giác chân thực gần gũi → tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu truyện.

Hỏi: Nêu tình huống truyện?

4. Phân tích:

a. Tình huống truyện:

- Cuộc gặp gỡ của 2 cha con ông Sáu sau 8 năm xa cách nhưng trớ trêu là bé Thu ko chịu nhận cha, đến lúc em nhận và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì lại phải chia tay (đây là tình huống cơ bản của truyện)

- Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình thương yêu và mong nhhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp tặng thì ông đã hi sinh

⇒ Tình phụ tử sâu sắc của hai cha con ông Sáu

Hỏi: Chú ý đoạn truyện kể về nhân vật bé Thu trong những ngày ông Sáu về thăm nhà, tìm những chi tiết kể về lần đầu bé Thu gặp cha? (Bé Thu có những phản ứng như thế nào khi ông Sáu gọi mình là con và xưng ba?

b. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần về thăm nhà

* Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha

- Nghe gọi: con bé giật mình, tròn xoe mắt nhìn → Nó ngơ ngác, thờ ơ.

- Thấy lạ: mặt nó bỗng tái đi, vụt chạy và kêu thét: "má, má"

Hỏi: Bé Thu đã tròn mặt nhìn đó là đôi mắt nhìn như thế nào?

Hỏi: Bé Thu đã vụt chạy và kêu thét lên "Má Má". Đó là những cử chỉ như thế nào? Những cử chỉ và tiếng kêu ấy biểu hiện cảm xúc gì của bé Thu trong lúc này?

- Mắt mở to không chớp → biểu lộ sự ngạc nhiên, cảnh giác.

⇒ Cử chỉ nhanh, mạnh, biểu lộ ý định cầu cứu ⇒ Lo lắng, sợ hãi

Hỏi: Những ngày ông Sáu ở nhà diễn biến thái độ, tình cảm của bé Thu như thế nào?

- Ba ngày ông Sáu ở nhà càng muốn gần con thì con lại tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt:

+ Nói trống không

+ Hất miếng trứng cá ra khỏi bát cơm.

+ Bỏ sang nhà ngoại khi bị ông Sáu đánh

Hỏi: Tại sao bé Thu lại có phản ứng như vậy?

⇒ Kiên quyết không nhận cha, cự tuyệt 1 cách quyết liệt.

- Không phải là đứa bé hư vì bé Thu không chấp nhận một người khác với cha mình trong tấm ảnh => Chứng tỏ tình cảm thương yêu của Thu với cha.

4. Củng cố - luyện tập
- Kể tóm tắt nội dung truyện.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Tìm hiểu về thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay.
- Tìm hiểu các chi tiết về ông Sáu.