Giáo án: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: 1 học sinh đọc đoạn văn (Sách giáo khoa - Trang 160) Hỏi: Trong câu chuyện trên yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? | I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 1. Bài tập 1 (Trang 160) Câu chuyện: “Lỗi lầm và sự biết ơn” - Yếu tố nghị luận: thể hiện ở các câu văn sau: + “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian…, trong lòng người”. + “Vậy mỗi chúng ta… ghi những ân nghĩa lên đá”. |
Hỏi: Chỉ ra vai trò của các yếu tố nghị luận trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn? Hỏi: Bài học rút ra từ đoạn văn trên là gì? Hỏi: Nếu lược bỏ các yếu tố nghị luận đó đi có được không, tại sao? | - Vai trò của các yếu tố nghị luận trên: + Làm cho câu chuyện sâu sắc, giàu tính triết lý, cú tính giáo dục cao. + Giúp người nghe (người đọc) cú cách ứng xử có văn hoá trong cuộc sống vốn rất phức tạp. ⇒ Bài học rút ra từ câu chuyện là sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình ⇒ Không được vì giảm đi tính tư tưởng của đoạn văn và do đó ấn tượng |
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. Hỏi: Em cần trình bày những gì trong đoạn văn? - Dựa vào gợi ý viết thành đoạn văn. - Trình bày miệng trước lớp - Học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên đánh giá. | II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. 1. Bài tập 1 (Sách giáo khoa - Trang 161) * Gợi ý: Những nội dung cần trình bày trong đoạn văn: - Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? + Thời gian: tiết 5 ngày thứ 7 + Địa điểm: tại phòng học của lớp + Người điều khiển: lớp trưởng + Không khí của buổi sinh hoạt: nghiêm túc. - Nội dung của buổi sinh hoạt: tổng kết việc thực hiện các nội dung, kế hoạch trong tuần. + Phát biểu về vấn đề: Nam là người bạn tốt (lý do: lớp tuyên dương những bạn đã biết giúp đỡ các bạn khác… nhưng không có bạn Nam) - Thuyết phục cả lớp với lý lẽ như thế nào? (đưa ra ví dụ, lời phân tích…) |
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Đọc tham khảo văn bản “Bà nội”. Hỏi: Tìm yếu tố nghị luận trong văn bản? Hỏi: Yếu tố nghị luận trong văn bản có vai trò gì? - Giáo viên gợi ý học sinh làm bài tập. Viết vào vở. - Trình bày trước lớp. - Học sinh khác nhận xét, bổ sung. | 2. Bài tập 2 (Sách giáo khoa / Trang 161) * Đọc tham khảo văn bản “Bà nội” của Duy Khán. - Yếu tố nghị luận: + “Người ta bảo … hư làm sao được”. + “Bà nói những câu … nó gãy” ⇒ Vai trò của yếu tố nghị luận: thể hiện rõ tình cảm của người cháu với phẩm chất, đức hy sinh của người bà. Đồng thời thể hiện suy ngẫm của tác giả về nguyên tắc giáo dục. |
- Viết đoạn văn: Gợi ý: + Người em kể là ai? + Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? + Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào? + Suy nghĩ, bài học rút ra từ câu chuyện trên. | * Gợi ý: - Người em kể là bà nội của em. - Bà dạy dỗ nghiêm khắc khi em mắc lỗi. - Bà kể lại một câu chuyện hoặc dùng lí lẽ để khuyên răn em. - Điều khiến em cảm động bởi lời của bà nhẹ nhàng nhưng chứa đựng những điều triết lí về đạo đức - Bổn phận làm con và trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình. |