Giáo án: Thuật ngữ - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm thuật ngữ: - Cho học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập sách giáo khoa Hỏi: Có mấy cách giải thích về từ “nước” và từ “muối” Hỏi: Em nhận xét như thế nào về 2 cách giải thích đó? - Nhận xét bổ sung | I. Thuật ngữ là gì: 1. Bài tập 1 (Trang 87) * Nhận xét: - Có 2 cách giải thích về từ “ nước” và từ “ muối”. - Cách 1: Giải thích đặc điểm bên ngoài của sự vật hình thành trên cơ sở kinh nghiệm có tính chất cảm tính. - Cách 2: Giải thích thể hiện đặc tính bên trong của sự vật được cấu tạo từ yếu tố nào, quan hệ giữa các yếu tố đó. |
Hỏi: Cách giải thích nào yêu cầu phải có kiên thức hoá học mới hiểu được? | ⇒ Cách giải thích thứ nhất → cách giải thích với từ ngữ thông thường - Cách 2 dựa trên cơ sở khoa học nên phải có kiến thức về môn hoá học mới hiểu được. |
- Cho học sinh đọc bài tập và xác đinh yêu cầu bài tập sách giáo khoa. Hỏi: Các định nghĩa trong bài tập 2 thuộc môn học nào? Hỏi: Các từ ngữ này thường dùng trong văn bản nào? * Giáo viên giảng giải: Các từ ngữ đó còn được sử dụng trong các bản tin, phóng sự, bài bình luận.. đôi khi sử dụng trong văn bản khác như báo chí. - Giáo viên: các từ ngữ ấy ta gọi là thuật ngữ. Hỏi: Vậy thuật ngữ là gì? - Cho học sinh đọc ghi nhớ - Cho học sinh làm bài tập nhanh Hỏi: Tìm 5 thuật ngữ về môi trường? Ví dụ: Đất, nước, không khí, khí quyển, rừng… | 2. Bài tập 2 (Trang 88) - Thạch nhũ: Địa lý - Ba zơ: Hoá học - Ẩn dụ: Văn học - Phân số thập phân: Toán học ⇒ Các từ trên là các định nghĩa thuộc các môn Đia lí, Hoá học, Ngữ văn, Toán học. Các từ ngữ trên thường được sử dụng trong văn bản khoa học, công nghệ * Kết luận: Thuật ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được sử dụng trong các văn bản khoa học, công nghệ. 3. Ghi nhớ (Sách giáo khoa) - Trang 88 |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ: - Cho học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập sách giáo khoa. Hỏi: Các thuật ngữ trong phần I. 2 có còn tên gọi nào khác không? có nghĩa nào khác không? - Cho học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập sách giáo khoa. Hỏi: Trong 2 ví dụ a và b từ muối nào mang sắc thái biểu cảm? - Giáo viên: Từ muối trong ví dụ a là thuật ngữ. Hỏi: Vậy thuật ngữ có đặc điểm gì? - Cho học sinh đọc ghi nhớ | II. Đặc điểm của thuật ngữ: 1. Bài tập1 (Trang 88) * Nhận xét: - Các thuật ngữ này không có tên gọi khác, không có cách giải thích nào khác (chỉ có 1 tên gọi và biểu thị 1 khái niệm) 2. Bài tập 2 (Trang 88) a. Từ muối trong định nghĩa hoá học là thuật ngữ -> không có tính biểu cảm. b. Từ muối trong câu ca dao có sắc thái biểu cảm. * Kết luận: + Mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm, ngược lại mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ + Thuật ngữ không có tính biểu cảm 3. Ghi nhớ (Sách giáo khoa - Trang 89) |
Hoạt động 3. Vận dụng làm bài tập: - Cho học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập sách giáo khoa. - Hướng dẫn học sinh làm bài - Gọi học sinh trình bày - Giáo viên nhận xét bổ sung - Giáo viên đưa ra bài tập - Cho học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập sách giáo khoa. Hỏi: Từ điểm tựa có được sử dụng như một thuật ngữ vật lý không? hay nghĩa của nó là gì? - Cho học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập sách giáo khoa. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 Hỏi Trong b, trường hợp nào “hỗn hợp” được sử dụng như 1 thuật ngữ, trường hợp nào “ hỗn hợp” được sử dụng như 1 từ thông thường? Hỏi: Đặt câu từ “Hỗn hợp được sử dụng theo nghĩa thông thường? - Yêu cầu học sinh định nghĩa thuật ngữ cá theo Sinh học. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 5 | III. Tập luyện: 1. Bài tập 1 (Trang 89) - Lực: Vật lý - Xâm thực: Địa lý - Hiện tượng hoá học: Hoá học - Trường từ vựng: Tiếng Việt - Di chỉ: Lịch sử - Thụ phấn: Sinh học - Lưu lượng: Địa lí - Trọng lực: Vật lí - Khí áp: Địa lí - Đơn chất: Hoá học - Thị tộc phụ hệ: Lịch sử - Đường trung trực: Toán học. 2. Bài tập 2 (Trang 90) - Từ “Điểm tựa” trong đoạn trích không được sử dụng với ý nghĩa một thuật ngữ vật lý (là điểm cố định của đòn bẩy) mà nó chỉ nơi làm chỗ dựa chính thể hiện niềm tự hào, hạnh phúc của người lính khi được đất nước giao trọng trách chiến đấu giữ nước. 3. Bài tập 3 (Trang 90) a. Hỗn hợp: là thuật ngữ b. hỗn hợp: là từ ngữ thông thường. - Đặt câu: Người ta chế biến thức ăn hỗn hợp cho gia súc rất tiện lợi. 4. Bài tập 4 (Trang 90) - Cá là đơn vị có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang. 5. Bài tập 5 (Trang 90) - Hiện tượng đồng âm giữa “thị trường” của kinh tế học và thuật ngữ “thị trường” của quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ một khái niệm vì: hai thuật ngữ này được sử dụng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt |