Giáo án: Trả bài văn kiểm tra - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt | ||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm | I. Phần trắc nghiệm: mỗi câu đúng 0.5 điểm
| ||||||||||||||
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinhh trả lời câu hỏi tự luận: - Yêu cầu học sinh nêu những nội dung chính sẽ trình bày trong bài. Gọi học sinh lên bảng lập dàn bài. | II. Phần tự luận: Câu 1: Chép thuộc lòng 8 câu thơ cuối đoạn trích: “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó? - Tám câu thơ cuối (1điểm) “Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trong ngọn nước mới xa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ dầu dầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” - Nội dung (0.5điểm): Tâm trạng cô đơn đau buồn thương nhớ, hãi hùng lo sợ của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. - Nghệ thuật (0.5 điểm): Điệp ngữ “ Buồn trông”lặp đi lặp lại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, câu hỏi tu từ-> Tâm trạng Thúy Kiều tăng tiến từ man mác buồn cô đơn đến cồn cào nhớ thương -> lo sợ hãi hùng. Câu 2. Phân tích nhân vật Vũ Nương để thấy được số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến? a. Mở bài: (0.5 điểm) Giới thiệu tác giả - truyện – nhân vật Vũ Nương-> đại diện điển hình cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. b. Thân bài: - Vũ Nương đẹp người đẹp nết. (0.5 điểm) Vũ Nương là người phụ nữ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ Việt Nam với công- dung- ngôn- hạnh- tam tòng tứ đức. Để làm sáng tỏ điều này nhà văn đã đặt người phụ nữ ấy vào những hoàn cảnh cụ thể khác nhau. - Khi chưa lấy chồng nàng được giới thiệu là người con gái: “thuỳ mỵ, nết na, tư dung tốt đẹp” - Trong cuộc sống với chồng hằng ngày: Nàng là người vợ tốt biết giữ đạo vợ chồng, gìn giữ khuôn phép, thu xếp gia đình luôn thuận hoà yên ấm (Trương Sinh có tính... đến thất hoà) (0.5 điểm) - Khi tiễn chồng ra trận: nàng không mong vinh hiển mà chỉ cầu mong cho chồng sớm ngày bình an trở về đoàn tụ. Nàng bộc lộ tình cản đằm thắm tha thiết, cảm thông với những gian khó mà chồng sẽ gặp nơi chiến trường. - Khi xa chồng: * Đối với chồng (1 điểm) Nàng là người vợ thủy chung, yêu chồng thiết tha; - Mặc dù xa chồng trông ngóng mòn mỏi, một hình một bóng nuôi dạy con thơ nhưng nàng không quên bổn phận làm nàng dâu hiền thảo, hết lòng thương yêu săn sóc mẹ chồng khi ốm đau“ nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật... khuyên lơn”. - Nàng lo lắng chu toàn khi mẹ chồng mất “nàng hết lời thương xót... như đối với cha mẹ đẻ mình” ⇒ Nàng làm tất cả những việc đó bằng tình cảm xuát phát từ tấm lòng trong sáng thánh thiện của một người con dâu hiếu thảo và người mẹ chồng đã thấu hiểu và ghi nhận tình cảm ấy của nàng. * Khi bị chồng nghi oan (1 điểm) - Nàng đã cố gắng phân trần với chồng mong chồng hiểu để gìn giữ hạnh phúc gia đình: ⇒ Nàng nói tới thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung, trong sáng, xin chồng không nên nghi oan cho mình. Hết lòng tìm cách hàn gắn cái hạnh phúc gia đình đang đứng trước nguy cơ tan vỡ. → Nỗi đau đớn, thất vọng, tuyệt vọng đành cam chịu số phận, hoàn cảnh (Bị đối sử bất công, gia đình tan nát, …) - Nàng quyết lấy cái chết để minh chứng cho nỗi oan khuất và sự trong sạch của mình. Đây cũng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, hành động ấy vừa có nỗi tuyệt vọng, vừa có sự chỉ đạo của lý trí. -> Một người phụ nữ sinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, song lại phải chết một cách oan khuất, đớn đau. cuộc đời phải chịu nhiều trái ngang bất hạnh. - Cái chết đầy oan khuất của Vũ Nương là lời tố cáo đanh thép đối với xã hội phong kiến dung túng cho những người đàn ông độc đoán. Vũ nương là nhân vật đại diện điển hình cho số phân chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - liên hệ nhân vật Thúy Kiều- Người phụ nữ trong bài thơ bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương… c. Kết bài: (0.5 điểm) đánh giá chung: dưới chế độ xã hội phong kiến số phận người phụ nữ thật đáng thương, đáng xót xa - bằng ngòi bút giàu lòng yêu thương, cảm thông dành cho người phụ nữ nhà văn đã viết về họ thật đẹp nhưng thật bất hạnh từ đó ta đọc được lời tố cáo đanh thép trong những trang viết của nhà văn đối với xã hội phong kiến. | ||||||||||||||
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh hận xét về bài làm của học sinh - Giáo viên nhận xét đánh giá ưu điểm -tồn tại. | III. Nhận xét về bài làm của học sinh 1. Ưu điểm: - Xác định đúng yêu cầu của đề bài - Phần trắc nghiệm làm rất tốt - Phần tự luận: Nêu được những ý cơ bản - Một số bài viết tốt đạt kết quả cao: - Một số bài trình bày sạch sẽ, khoa học: 2. Tồn tại: - Phần tự luận hiểu song viết chưa sâu - Hầu hết mới nêu suy nghĩ chưa có dẫn chứng từ tác phẩm -> chưa thuyết phục - Còn mắc nhiều lỗi dùng từ, diễn đạt, câu chính tả: - Một số bài kết quả thấp. | ||||||||||||||
Hoạt động 4. Trả bài và giải đáp thắc mắc của học sinh: - Giáo viên trả bài - trả lời thắc mắc (nếu có) | IV. Trả bài, giải đáp thắc mắc, sửa lỗi 1. Trả bài: 2. Giải đáp thắc mắc: 3. Sửa lỗi: Ví dụ: + Sinh đẹp - xinh đẹp + Luôn vẫn tốt đẹp → lặp: bỏ một từ luôn. |