Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Tổng kết phần văn bản nhật dụng (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Tổng kết phần văn bản nhật dụng (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố những kiến thức về văn bản nhật dụng đã học, học sinh nắm được hình thức của văn bản nhật dụng.
- Củng cố thêm ý thức vận dụng vào thực tiễn về những điều đã học ở các văn bản nhật dụng..
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, kĩ năng khái quát hóa kiên thức về văn bản nhật dụng.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh ý thức học tập, biết vận dụng kiến thức về văn bản nhật dụng vào cuộc sống học tập.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập sách giáo khoa, lập dàn bài chuẩn bị cho bài luyện núi.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Hỏi: Khái niệm văn bản nhật dụng
- Em hiểu thế nào là tính cập nhật trong văn bản nhật dụng.
- Các đề tài văn bản nhật dụng đề cập tới là đề tài gì?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Văn bản nhật dụng tồn tại dưới hình thức như thế nào? Cách học loại văn bản này, có những yêu cầu gì riêng biệt? Chúng ta cùng học tiếp bài tổng kết tiếp theo.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về hình thức về văn bản nhật dụng:

Hỏi: Hình thức của văn bản nhật có đặc điểm gì?

Hỏi: Hãy chỉ ra việc kết hợp giữa 2 phương thức nghị luận và thuyết minh trong: Phong cách Hồ Chí Minh?

Hỏi: Tìm yếu tố biểu cảm trong: Ôn dịch thuốc lá?

Hỏi: Tìm hiểu cách lập luận ở 1 đoạn trong văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh?

III. Hình thức văn bản nhật dụng:

- Các văn bản nhật dụng được học có hình thức đa dạng:

- Có văn bản là 1 bút kí, hồi kí, có văn bản là 1 bức thư, hay 1 bản thông báo, 1 bài xã luận.

- Một số văn bản có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt: tự sự và miêu tả: Cuộc chia tay…bê, thuyết minh và miêu tả: Ca Huế trên sông hương…

- Một số văn bản mang tính chất hành chính, sử dụng nhiều yếu tố nghị luận: Thông tin về trái đất năm 2000, Tuyên bố…trẻ em.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về phương pháp văn bản nhật dụng:

Hỏi: Phương pháp học văn bản nhật dụng có những yêu cầu gì riêng biệt?

- Đọc ghi nhớ sách giáo khoa?

IV. Cách thức học văn bản nhật dụng:

- Biết bày tỏ quan điểm, ý kiến riêng của mình về vấn đề được nêu ra trong các văn bản nhật dụng như: Kiên quyết không hút thuốc lá, không vứt rác ra môi trường xanh, sạch, đẹp...

- Tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội ở địa phương về làm sạch môi trường, bảo vệ di tích lịch sử…

- Cần vận dụng kiến thức của môn học khác để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra trong Văn bản nhật dụng và ngược lại.

- Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt của văn bản để phân tích tác phẩm.

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa / trang 96

4. Củng cố, luyện tập:
- Hình thức tồn tại của văn bản nhật dụng?
- Nêu các phương pháp học văn bản nhật dụng? Phương pháp học văn bản nhật dụng nào làm em tâm đắc nhất?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học bài, nắm chắc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Ôn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.