Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Tổng kết về ngữ pháp - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Tổng kết về ngữ pháp - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá kiến thức về các từ loại và cụm từ (danh từ, động từ, tính từ)
- Giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học từ lớp 6 → 9 về từ loại thông qua các hiện tượng cụ thể theo kiểu bài tập thực hành.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức về từ loại.
- Nhận biết và sử dụng thuần thục các từ loại đã học.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức sử dụng và vận dụng vào bài viết khi tạo lập văn bản.
- Có ý thức nói và viết chuẩn Tiếng Việt, gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
- Kể tên những từ loại đã học?
- Những từ loại nào là chính? Tại sao?
- Để hiểu rõ hơn về những từ loại đã học chúng ta cùng nhau ôn tập lại qua bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh ôn tập về các từ loại chính danh từ, động từ, tính từ.

- Gọi học sinh nêu khái niệm về danh từ, động từ, tính từ

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập sách giáo khoa

- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm

- Nhóm 1,4: ý a, b

- Nhóm 2,3: ý c, d, e

- Giáo viên nhận xét cho điểm

Hỏi: Trong số các từ in đậm, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ?

A. Từ loại

I. Danh từ, động từ, tính từ

1. Khái niệm

2. Bài tập

Bài 1

a. Hay – Tình từ, đọc - Động từ, lần Danh từ

b. Nghĩ ngợi: Động từ

c. Lăng – Động từ, Phục dịch - Động từ, Làng – Danh từ, Đập - Động từ.

d. Đột ngột: Tính từ

e. Phải, sung sướng – Tính từ

- Giáo viên nhận xét cho điểm

Hỏi: Trong số các từ in đậm, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 mục I

a. những, các, một

b. hãy, đó, vừa

c. rất, hơi, quá

vào trước những từ phù hợp với chúng trong ba cột bên dưới.

Cho biết từ loại mỗi từ trong ba cột đó..

Bài tập 2: Điền cụm từ thích hợp vào cột:

(a) cái lăng

(c) đột ngột

(b) đọc

(b) phục dịch

(a) ông giáo

(a) lần

(a) làng

(c) phải

(b) nghĩ ngợi

(b) đập

(c) sung sướng

*Từ đứng sau (a) được sẽ là danh từ

Từ đứng sau (b) được sẽ là động từ

Từ đứng sau (c) được sẽ là tính từ.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 mục I

Hỏi: Hãy cho biết danh từ có thể đứng sau những từ nào, động từ có thể đứng sau những từ nào, tính từ có thể đứng sau những từ nào trong những từ nêu trên?

Bài tập 3:

Danh từ có thể đứng sau những, các, một.

Động từ có thể đứng sau hãy, đã, vừa

Tính từ cụ thể đứng sau rất, hơi, quá

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 mục I

Yêu cầu học sinh kẻ bảng theo mẫu và điền các từ có thể kết hợp với danh từ, động từ, tính từ vào những cột để trống.

Bài tập 4:

Từ kết quả đạt được ở các bài tập trước, Giáo viên hướng dẫn học sinh điền từ vào bảng tổng kết theo mẫu ở sách giáo khoa.

Từ loạiÝ nghĩa khái quátKhả năng kết hợp
phía trướcphía sau
Danh từchỉ người, sự vật, hiện tượng khái niệm.Từ chỉ số (số từ) từ chỉ lượng.Từ chỉ định (chỉ từ)
Động từChỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.phụ ngữ: hãy, đừng, chớ, vừa, đã.Phụ ngữ: rồi.
Tính từChỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng tháiPhụ ngữ: đă vừa, rất, hơiphụ ngữ: lắm, quá.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 5 mục I

Hỏi: Trong các đoạn trớch a, b, c các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dựng như từ loại nào?

Bài tập 5:

- tròn là tính từ, ở đây nó được dùng như động từ.

- lí tưởng là danh từ; được dùng như tính từ.

- băn khoăn là động từ; được dùng như danh từ.

4. Củng cố, luyện tập:
- Nêu ý nghĩa ngữ pháp và khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Ôn tập lại về danh từ, động từ, tính từ.
- Xem trước: nội dung còn lại của bài.