Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu được:
1. Kiến thức
- Rung cảm trước những tâm hồn trẻ thư trong sáng, cuộc sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go Rơ Ki.
2. Kĩ năng
- Đọc, kể, phân tích tác phảm tự sự, tự thuật.
3. Thái độ
- Có ý thức hệ thống những kiến thức đã học về phần tập làm văn
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, nghiên cứu bài, đọc chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài: trả lời các câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
* Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
Hỏi: Phân tích hình ảnh con đường ở đoạn cuối truyện “ Cố Hương” của Lỗ Tấn
Hỏi: Trong chuyện “Cố Hương" tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào rất thành công chỉ rõ và lấy nhân vật Nhuận Thổ để chứng minh
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Chúng ta đã tiếp xúc với văn học Nga qua tác giả Ê-Ren-Bua. Hôm nay chúng ta vào tìm hiểu chuyện tự thuật đời mình của đại văn hào Nga Mac-Xim Go- Rơ-ki: “Thời thơ ấu”
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Hướng dẫn đọc

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc, kể tóm tắt:

2. chú thích:

a. Tác giả:

- Tên thật là A-lêch-xây Pê-S-Cốp bút danh Mac-xim Go-rơ-ki (1868-1936) là nhà văn lớn của nước Nga và thế giới thế kỷ 20

- Cuộc đời ông gặp nhiều gian nan, có tuổi thơ cay đắng, thiếu thốn tình thương, sớm mồ côi cha, sống chủ yếu với ông bà ngoai, phải tự lập kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau

- Tự học, tự rèn luyện và có nghị lực phi thường

Hỏi: Nêu xuất xứ của tác phẩm?

b. Tác phẩm:

- Những đứa trẻ được trích từ tiểu thuyết tự thuật “Thời thơ ấu" của Mác- Xim-Go-Rơ-Ki đây là chương 9/13 chương của tiểu thuyết khi A-li-ô-sa khoảng 9,10 tuổi.

- Nhà văn viết tác phẩm này vào những năm 1913-1914. Ông kể lại quãng đời của mình mấy chục năm về trước từ năm lên 3 đến năm lên 10

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản:

Hỏi: Chia bố cục văn bản?

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Thể loại: Tiểu thuyết

2. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: đầu → cúi xuống: Tình bạn tuổi ấu thơ hồn nhiên trong trắng

- Phần 2: tiếp → đến nhà tạo: Tình bạn bị cấm đoán

- Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp diễn

Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian, theo ngôi kể thứ nhất

- Phương thức biểu đạt: Tự sự miêu tả và biểu cảm

Hỏi: Quan sát văn bản cho biết: hoàn cảnh của những đứa trẻ trong đoạn trích

3. Phân tích

a. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:

- A-Li-Ô-Sa: bố mất, mẹ đi lấy chồng, ở với ông bà ngoại, bà đôn hậu, ông thì rất dữ đòn, A-Li-Ô-Sa thường bị ông đánh-> Nhà thường dân hèn mạt

- Ba đứa trẻ nhà ông đại tá: Sống trong cảnh giàu sang nhưng mẹ đẻ đã chết ở với gì ghẻ bị bố cấm đoán và luôn bị đánh đòn

- Hai gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau (dân thường và quan chức giàu có) ở cạnh nhà nhau

Hỏi: Tìm ra những điểm giống và khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của chúng?

Hỏi: Tại sao những đứa trẻ lại sớm quen thân và quý mến nhau (Học sinh thảo luận và trả lời)

Giáo viên tổng kết

Hỏi: Trong thời thơ ấu của mình điều gì để lại ấn tượng sau nhiều năm nhà văn vẫn nhớ?

⇒ Chúng có hoàn cảnh giống nhau: Đều sống thiếu tình thương, thiếu mái ấm của cha mẹ và gia đình nên chúng trở nên thiết đó là tình cảm tự nhiên rất thơ ngây, trong trắng, hồn nhiên của trẻ thơ.

→ Để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhà văn: Sự ngọt ngào của tình cảm trong trắng trẻ thơ đồng thời hình ảnh ông đại tá mặc áo choàng đen như một bóng đen đè nặng lên tuổi thơ của những đứa trẻ sống thiếu tình thương này

Hỏi: Cái cách mà bọn trẻ thường chơi với nhau?

b. Tuổi thơ trong sáng, mộng mơ

- Những đứa trẻ đến với nhau theo kiểu trẻ thơ

+ Không đi bằng cổng chính

+ Khi ngồi vắt vẻo trên cây

+ Khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào

* Nói chuyện trong tư thế: ngồi xổm, quì xuống, chỉ “ khe khẽ” với nhau.

* Nơi trò truyện: Trên cái xe trượt tuyết đã hỏng.

→ Cuộc hẹn hò vụng trộm là cả một thế giới thần tiên. Cả bọn đều sung sướng, cảm động và “Chúng vừa ngắm nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu”

Hỏi: Những câu chuyện của bọn chúng là gì?

* Truyện của bọn trẻ

- Về người mẹ đã mất sẽ trở về và mụ dì ghẻ trong cổ tích, về chuyện bẫy chim-> Chuyện rôm rả mà chẳng quan trọng gì

- Người kể thì say sưa, khi nào quên thì đợi đấy để chạy về nhà “hỏi lại bà tôi đã”

- Người nghe: chăm chú, nếu không tin thì được giải thích để tin: 2 đứa em: “im lặng lắng nghe” thằng anh: "mỉm cười"

- Cách kể chuyện: đan xen giữa những câu chuyện đời thường và chuyện cổ tích. - - Khéo léo dựng chuyện li kỳ và dẫn dắt truyện rất hấp dẫn tài tình.

Hỏi: Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của nhà văn?

- Những quan sát và nhận xét tinh tế:

- Bằng sự quan sát và cảm nhận tinh tế tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh thể hiện sự cảm thông của A với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ -> An ủi yêu quý bạn nhỏ.

- Chuyện đời thường và chuyện cổ tích:

- Với lối kể chuyện giàu hình ảnh đan xen giữa những câu chuyện đời thường và cổ tích qua những chi tiết liên quan đến những người mẹ và người bà nhân hậu -> câu chuyện tình bạn của bọn trẻ sống thiếu tình thương mang ý khái quát hơn, đậm màu sắc cổ tích hơn.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đoạn trích?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ sống thiếu tình thương.

2. Nghệ thuật: Biệt tài kể chuyện của nhà văn.

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa / trang 234

4. Củng cố - luyện tập
Hỏi: Hoàn cảnh của bọn trẻ có gì giống và khác nhau?
Hỏi: Em có nhận xét về tình bạn của bọn trẻ?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Chuẩn bị: Xem lại các bài kiểm tra chuẩn bị: Tập làm thơ 8 chữ.
Làm trước bài thơ 8 chữ ở nhà.
- Về nhà ôn bài đã học.