Giáo án: Viết bài tập làm văn số 2 - Ngữ Văn lớp 9
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh viết được bài văn tự sự theo yêu cầu có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Củng cố những kiến thức đã được học về văn tự sự ở các lớp dưới.
- Giáo viên đánh giá được năng lực nhận thức, khả năng viết bài của học sinh.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
3. Thái độ
- Có ý thức học và rèn kĩ năng viết văn tự sự.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
- Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, ra đề xây dựng dàn bài và thang điểm.
2. Học sinh
- Ôn các kiến thức đã được học về văn tự sự, sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
- Ở những giờ học trước, các em đã được tìm hiểu về việc sử dụng tố miêu tả như thế nào vào văn bản tự sự cho có hiệu quả. Giờ học hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đó vào tạo lập một văn bản tự sự hoàn chỉnh.
IV. Đề bài
Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
V. Yêu cầu chung
1. Nội dung:
- Kiểu văn bản: Tự sự
- Vận dụng các kĩ năng: Kể chuyện + tưởng tượng + miêu tả.
- Các nội dung cần nêu ra trong bài làm.
+ Vị trí của người kể chuyện: một người đã trưởng thành, có một công việc, một vị trí nhất định trong xã hội, mong muốn trở lại thăm ngôi trường cũ.
+ Lí do trở lại thăm trường (đi công tác qua, hè về quê tới thăm trường…)
+ Đến thăm trường vào thời gian nào?
+ Đến thăm trường đi cùng với ai?
+ Đến trường gặp những ai?
+ Quang cảnh trường như thế nào? (có gì thay đổi, có gì vẫn còn nguyên vẹn? )
+ Hồi tưởng lại cảnh trường ngày xưa mình học (Những gì gợi lại kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong thời khắc đó bạn bè hiện lên như thế nào? )
2. Hình thức:
- Cần xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể chuyện.
- Hình thức viết bài: một lá thư gửi người bạn cũ.
- Bài viết có kết hợp tự sự + miêu tả.
- Trình bày sạch, đẹp, khoa học.
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đã học (kỹ năng dùng từ, đặt câu, diễn đạt, kể chuyện, miêu tả... )
- Qua bài làm học sinh cần thể hiện được tình cảm yêu mến quý trọng mái trường mình đã học với kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.
VI. Đáp án chấm
1. Mở bài: (1 điểm)
+ Lí do viết thư của bạn.
2. Thân bài: (7 điểm)
* Nội dung bức thư
+ Lời thăm hỏi bạn.
+ Kể cho bạn (nghe) biết về buổi thăm trường đầy xúc động:
- Lí do trở lại thăm trường (vì sao về thăm trường? ) (1,5 điểm)
- Thời gian đến thăm trường (sau bao nhiêu năm xa cách) (1,5 điểm)
- Đến thăm trường cùng với ai? (Trong tư cách của ai về thăm trường)
- Diễn biến cuộc thăm trường: (4 điểm) - trong đó:
+ Gặp những ai, cảm nhận tâm trạng trong cuộc gặp? (1 điểm)
+ Quang cảnh trường như thế nào? ( cảm nhận về trường - sự thay đổi- hình ảnh trường xưa trở về trong kí ức…)(2 điểm)
+ Suy nghĩ của bản thân (tâm trạng của người về thăm) (1 điểm)
3. Kết bài: (1 điểm)
- Lời chúc, lời chào, lời hứa hẹn.
- Hình thức: (1điểm)
4. Củng cố - luyện tập
- Giáo viên thu bài
- Nhận xét giờ viết bài của học sinh
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Làm bài tập
Đề bài: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại một người thân đã xa cách lâu ngày.
- Hãy lập dàn ý cho đề văn trên.
- Viết đoạn trong phần than bài trong đó có kết hợp kể và miêu tả.
+ Chuẩn bị: "Kiều ở lầu Ngưng Bích” - đọc thuộc thơ,
- Trả lời câu hỏi phần đọc - hiểu.
- Xác định vị trí đoạn trích, phân tích tâm trạng Thúy Kiều?