Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Chương trình địa phương (phần văn) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Chương trình địa phương (phần văn) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Bổ sung vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được các tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương
3. Thái độ
- Hình thành sự quan tâm và tình cảm yêu mến đối với văn học của địa phương.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo, sưu tầm tài liệu thơ văn đia phương, đọc tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài, sưu tầm tài liệu thơ văn đia phương (trả lời các câu hỏi sách giáo khoa)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Báo cáo việc sưu tầm tài liệu thơ văn địa phương.
3. Bài mới
Trong chương trình địa phương ở lớp 8, các em đã bước đầu được tìm hiểu văn học địa phương đến năm 1975. Ở chương trình địa phương năm nay, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu để bổ sung những hiểu biết về văn học địa phương từ sau năm 1975.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tập hợp theo tổ bản thống kê đã sưu tầm được:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt thực hiện các hoạt động

I. Học sinh tập hợp theo tổ bản thống kê đã sưu tầm được:

- Các thành viên trong tổ (nhóm) nộp bản thống kê

- Tổ trưởng (nhóm trưởng) tập hợp vào thành một bản

Hoạt động 2. Hướng dẫn các tổ đọc trước lớp bản thống kê:

- Giáo viên hình thành 1 bảng thống kê đầy đủ (dựa vào tư liệu và bản thống kê của học sinh)

II. Các tổ đọc trước lớp bản thống kê (danh sách tác giả, tác phẩm đã sưu tầm)

- Bổ sung vào bản thống kê của mình những tác phẩm tác giả còn thiếu

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá:

- Học sinh nhận xét

- Giáo viên đánh giá

III. Đại diện từng tổ đọc trước lớp bài viết tốt nhất:

(Giải thích và nêu cảm nghĩ về 1 trong những tác phẩm viết về địa phương)

Hoạt động 4. Tìm hiểu những tác phẩm viết về địa phương Vĩnh Phúc

IV. Tác phẩm viết về địa phương Vĩnh Phúc.

STTTÊN TÁC GIẢNĂM SINH - QUÊTÁC PHẨM CHÍNH
1Nguyễn Đình Ảnh4/3/1942 - Sơn Dương - Lâm Thao - Phú ThọChào đất nước (1970), Trăng rừng (1977), Trước cổng trời (1989), Giã biệt một cánh sao chiều (1984), Sắc cầu vồng (1998)
2Nguyễn Ngọc Bái1945 - Vũ Yển - Thanh Ba - Phú ThọTrầm tĩnh cánh rừng (1990), Thấp thoáng bóng mình (1991), Đa mồ côi (1992), Thời áo lính (1993), Thạch thảo miền rừng (1994)
3Tạ Minh Châu13/12/1949 - Thuỵ Vân - Việt TrìĐi ngược hoàng hôn (1994), Lời rao trong đêm (2001)
4Đào Ngọc Chung10/3/1939Trăng khuyết (1972), Phía núi xa mờ (1993), Kỉ niệm dọc đường (1994), Đường cỏ hương quê (1999)
5Nguyễn Đức Duyệt1943 - Thị trấn Tam Sơn- Sông Lô, Vĩnh PhúcMột thời để nhớ
6Phạm Tiến Duật14/1/1941 - Thị xã Phú ThọỞ hai đầu núi (1981), Nhóm lửa (1996), Vầng trăng và những quầng lửa (1983)
7Kim Dũng1/6/1939 - Bạch Hạc - Việt TrìMùa lúa mùa trăng (1978), Khát vọng (1982), Trăng trên phố (1994), Thức với dòng song (2001)
8Xuân Mai20/4/1949 - Lim - Bắc NinhỞ một vùng quê, Tổ quốc, Hình trong thơ
9Nguyễn Công Dương6/9/1939 - Mê Linh - Vĩnh PhúcMặt trời của em (1977), Cỏ ướt (1992), Cánh gió (1997)
10Trịnh Hoài Đức14/7/1945- Thuỵ Vân - Việt TrìThả lên vòm nhớ (2002)
11Dương Dương Thảo15/4/1972- Đông Anh - Hà NộiNắng lưu ly (1996)
12Nguyễn Hưng Hải8/4/1959 - Hùng Đô - Tam NôngBan mai chóng mặt (1989), Đêm Thị Mầu (1994), Thềm trăng
13Đỗ Thị Thu Hiền25/5/1969 - Cổ Tiết - Tam NôngVệt nắng đầu tiên, Hũ vàng của cha, Cổ tích người lữ hành
14Lê Như Kí3/7/1934 - Lâm ThaoHoa vùng chè (1978)
15Nguyễn Văn Mạch10/9/1942 - Hạ Giáp - Phù Ninh - Phú ThọHoa gạo tháng 3 (1999)
16Ngô Quang Nam1941 - Tiền Hải - Thái BìnhRừng cọ, Điệp khúc lời ru, Tìm nhau, Bút tre, Duyên một vầng trăng
17Trần Thị Nương15/11/1953 - Phụ Khánh - Hạ HoàĐừng đánh mất (1993), Tiếng gọi từ trăng núi (1995), Bão tím (1999), Ngọn lửa (2002)
18Trần Nhương17/12/1942 - Thạch Sơn - Lâm ThaoGương mặt tôi yêu (1980), Bài thơ tình của lính (1987), Sắc màu và con chữ (1998)
19Khánh Nguyễn10/1/1942 - Vĩnh Yên - Vĩnh PhúcLời từ đất (1973), Nắng lên cao (1975), Chân trời (1977), Tranh trên đất (1997)
20Lê Xuân Kiều1939 - TT Tam Sơn - Sông Lô - Vĩnh PhúcVải thiều, Vườn cò nhà ông.
21Nguyễn Thị Minh Thông12/12/1949 - Lâm Thao - Phú ThọĐất nước (1991), Bông hồng sau chiến tranh (1998)
22Nguyễn Văn Toại27/5/1940 - Xuân Lăng - Lâm ThaoThảo nguyên hoạ mi (1972), Gom nhặt nhưng ngày (2003)
23Hùng Hoàng1938 - Bản Giản - Lập Thạch - Vĩnh PhúcCây xương rồng
24Nguyễn Văn Cầu7/1934 - Tam Nông - Phú ThọTập truyện "Ngưỡng cửa mùa xuân", Tập thơ "Giọt sữa"
25Hà Thị Hải1970 - Phong Châu - Phú ThọKý ức sông Lô
26Hà Phạm Phú15/9/1943 - Đan Hoà - Hạ Hoà - Phú ThọHát về người (1981), Hương nắng tiếng chim (1982), Cỏ yêu (1999)
27Lâm Quý18/4/1947 - Quang Yên - Lập ThạchTình Thơ cao Lan (1997), Điều có thật trong dân gian (1988)
28Nguyễn Bùi Vợi (Bùi Vợi)Vĩnh PhúcQua Thâm Thình
29Hữu Thỉnh (Nguyễn Hữu Thỉnh)1942 - Tam Dương - Vĩnh PhúcLá cọ, Các anh về... , Sang thu
4. Củng cố - luyện tập
Giáo viên khái quát lại bài - Nhận xét.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Tiếp tục tìm đọc các tác phẩm
- Chuẩn bị bài: Tổng kết về từ vựng
+ Ôn lại các khái niệm (từ đơn, từ ghép, từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa…)
+ Làm các bài tập sách giáo khoa.