Giáo án: Ôn tập phần tập làm văn - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh hệ thống hoá các kiến thức tập làm văn đã học: - Giáo viên: Nêu hình thức ôn tập phân nhóm – giải quyết các câu hỏi (mỗi nhóm 1 câu). Nhóm 1 trình bày câu hỏi 1 Giáo viên kết luận | 1. Câu 1: Các nội dung lớn và trọng tâm: a, Văn bản thuyết minh: Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như nghị luận giải thích, miêu tả. b, Văn bản tự sự: - Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm nhân vật, giữa tự sự với nghị luận. - Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như hội thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự. |
Hỏi: Nêu vai trò vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh: Giáo viên nhận xét kết luận | 2. Câu 2: Vai trò vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh: Thuyết minh là giúp cho người đọc, người nghe, hiểu biết về đối tượng, do đó: - Cần phải giải thích các thuật ngữ, các khái niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hiểu biết về đối tượng. - Cần phải miêu tả để giúp người nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh gây khô khan nhàm chán. |
Hỏi: Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sự. - Yêu cầu học sinh nêu đoạn văn thuyết minh. | 3. Câu 3: Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sự. a. Văn bản thuyết minh: - Trung thành với đăc điểm của đối tượng một cách khách quan, khoa học. - Cung cấp cho người đọc, người nghe đầy đủ tri thức về đối tượng. b. Văn bản lập luận giải thích: - Sử dụng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và qua các phương tiện thông tin) để giải thích một vấn đề nào đó, giúp người nghe, người đọc hiểu vấn đề đó. - Giới thiệu cho người đọc, người nghe một cách hiểu vấn đề theo một quan điểm, lập trường nhất định. c. Văn bản miêu tả: - Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết. - Mang đến cho người nghe, người đọc một cảm nhận mới về đối tượng. |
Hỏi: Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào? Hỏi: Nội dung văn bản tự sự ở Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập I: | * Giống nhau: - Cả văn bản tự sự và văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả và tự sự đều có chứa yếu tố miêu tả và tự sự làm nổi bật sự việc và đối tượng thuyết minh. * Khác nhau: Đối với văn bản tự sự và văn bản mêu tả chủ yếu sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả nhằm tái hiện sự việc, sự vật hiện tượng. Yếu tố tự sự hay miêu tả là yếu tố nền tảng. - Trong văn bản thuyết minh có chứa yếu tố miêu tả, tự sự thì các yếu tố này được đưa vào làm cho đối tượng thuyết minh thêm nổi bật còn phương thức giới thiệu và giải thích là cơ bản. - Để bài viết sinh động hấp dẫn, tránh sự khô khan, người viết có thể sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá (văn miêu tả) |
Hỏi: Cho biết vai trò, vị trí và tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự: | 4. Câu 4: Nội dung văn bản tự sự ở sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập I: - Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoai và độc thoại, độc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự. - Thấy rõ vai trò, tác dụng của các yếu tố trên trong văn bản tự sự. - Kĩ năng kết hợp các yếu tố trên trong một văn bản tự sự. * Vai trò, vị trí và tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự: - Miêu tả nội tâm để tái hiện lại ý nghĩ cảm xúc và tâm trạng nhân vật từ đó làm cho người đọc có ấn tượng về nhân vật được kể. - Yếu tố nghị luận làm cho bài văn tự sự giàu tính triết lí làm nổi bật quan điểm tư tưởng của người viết về chủ đề của tác phẩm. |
Hỏi: Thế nào là đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm? | 5. Câu 5: Đối thoại: có ít nhất 2 người tham gia cuộc giao tiếp có lời trao và lời đáp. - Độc thoại: Tự nói với chính mình. - Độc thoại nội tâm: Lời nói diễn ra trong ý nghĩ của nhân vật. - Vai trò, tác dụng: Thể hiện rõ suy nghĩ, đặc điểm tính cách của nhân vật, phẩm chất của nhân vật được thể hiện qua các hình thức giao tiếp. |
Hỏi: Nhận xét về ngôi kể và vai trò của từng ngôi kể? | 6. Câu 6: - Ngôi kể trong văn bản tự sự - Kể ở ngôi thứ nhất: người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm miêu tả được những diễn biến tinh vi phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật - Kể ở ngôi thứ 3: miêu tả bao quát được các đối tượng 1 cách khách quan sinh động tạo ra cái nhìn nhiều chiều, có thể kể tự do hơn bởi người kể không bị gò ép về thời gian và không gian kể. - Hạn chế khi bộc lộ nội tâm nhân vật. |