Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Con cò - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Con cò - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh nắm được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con c̣ò trong lời ru của người mẹ.
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và các đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ.
3. Thái độ
- Trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, kính yêu mẹ, hiểu được ý nghĩa của tình mẹ và lời du của mẹ.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.
Hỏi: Hình tượng sói và cừu trong con mắt của nhà thơ và nhà khoa học khác nhau như thế nào?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
- Tình mẫu tử là một đề tài phổ biến từ rất xa xưa nhưng không bao giờ cũ. Người ta đã nói nhiều về ý nghĩa và vai tṛò của hát ru với tuổi thơ, với cả cuộc đời mỗi con người. Chế Lan Viên đã khai thác đề tài về tình mẫu tử qua những bài hát ru. Để hiểu hơn nội dung của bài thơ, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài thơ: Con cò
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn đọc bài

- Gọi học sinh đọc bài thơ.

Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

2. Chú thích:

a. Tác giả:

- Chế Lan Viên (1920- 1989)

- Tên khai sinh: Phan Ngọc Hoan.

- Quê: Quảng Trị, nhưng lớn lên ở Bình Định.

- Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới; là nhà thơ có tên tuổi hàng đầu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam ở thế kỉ XX.

- Thơ ông đầy chất suy tưởng, triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.

- Năm 1996 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Hỏi: Tác phẩm sáng tác vào thời gian nào?

2. Tác phẩm:

- Sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường, Chim báo bão”.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản:

Hỏi: Bài thơ làm theo thể thơ nào?

Hỏi: Bài thơ được chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn?

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Thể thơ: thơ tự do

2. Bố cục: Gồm 3 đoạn.

+ Đoạn I: Hình ảnh con cò qua những lời hát ru quen thuộc đến với tuổi thơ.

+ Đoạn II: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời.

+ Đoạn III: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời của mỗi người.

- Học sinh đọc đoạn 1:

Hỏi: Hình tượng con cò trong lời ru của mẹ đã được vận dụng từ những câu ca dao nào?

Hỏi: Phân tích ý nghĩa biểu tượng từ hình ảnh con cò của các bài ca dao?

3. Phân tích:

a. Hình ảnh con cò qua những lời hát ru quen thuộc đến với tuổi thơ.

- Tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao → gợi nhớ cả câu. Thể hiện sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò ở ca dao.

+ Trong con cò bay la, Con cò Đồng Đăng

⇒ Gợi vẻ …thong thả, nhịp nhàng, bình yên của cuộc sống ít biến động thủa xưa.

+ Con c̣ò đi ăn đêm… → Tượng trưng cho người phụ nữ, người nông dân nhọc nhằn, vất vả lam lũ kiếm sống.

Hỏi: Phân tích, nhận xét về nội dung đoạn kết thúc lời ru I?

- Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ một cách vô thức. Đây là sự khởi đầu đi vào thế giới tâm hồn con người.

- Những câu kết đoạn: Ngủ yên! ngủ yên! …con ngủ chẳng phân vân.

→ Ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa thể hiểu nội dung của những lời ru này, chúng chỉ cần được vỗ về trong những lời ru âu yếm, ngọt ngào được cảm nhận bằng trực giác sự chở che của người mẹ dành cho bé.

- Học sinh đọc đoạn thơ II

Hỏi: Hình ảnh con cò với mỗi chặng đường của con người như thế nào?

b. Hình ảnh con cò theo cùng con người trên mọi chặng đường đời:

- Khi ấu thơ: Con ngủ yên thì cò mới ngủ

….. đắp chung đôi.

- Đến tuổi tới trường:

“Mai khôn lớn…theo cò đi hoc”.

…theo gót đôi chân”.

- Lúc trưởng thành:

“Cánh cò trắng lại theo hoài…

Trước hiên nhà.

…. hơi mát câu văn”

Hỏi: Nhận xét về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh cánh cò trong đoạn thơ này?

Hỏi: Hình ảnh cánh cò ở đoạn thơ này có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?

→ Hình ảnh cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tâm thức tuổi thơ, tiếp tục sống trong tâm thức con người và nâng đỡ con người trên mỗi chặng đường đời.

- Hình ảnh cánh cò được xây dựng bằng các liên tưởng, tưởng tượng của tác giả → gợi ý nghĩa biểu tượng về ḷòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

- Học sinh đọc đoạn III.

Hỏi: Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát 1 quy luật gì?

c. Suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời của mỗi người:

- Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò:

- Dù ở gần con… …cò mãi yêu con

⇒ Con cò biểu tượng cho người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cả cuộc đời.

- Quy luật tình cảm:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

….. lòng mẹ vẫn theo con.

→ Tình mẫu tử có ý nghĩa bền vững sâu sắc.

Hỏi: Phân tích ý nghĩa khái quát của các câu thơ cuối?

- Phần cuối bài thơ:

“Một con cò thôi

…Vỗ cánh qua nôi.

→ Lời thơ thấm đẫm chất triết lí, trí tuệ Người mẹ nghĩ về thân phận những con cò nhỏ bé, đáng thương trong cuộc đời.

- Đoạn thơ đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru.

Hoạt động III. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

III. Tổng kết:

- Nội dung: Khai thác hình tượng con cò trong những lời hát ru, bài thơ ngợi ca tình mẫu tử và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống mỗi con người.

- Nghệ thuật: Thể thơ tự do, bài thơ gợi âm hưởng lời hát ru, giọng thơ gợi sự suy ngẫm, triết lí. Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao.

4. Củng cố, luyện tập:
Hỏi: Đọc diễn cảm bài thơ? Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ?
Hỏi: Ý nghĩa của hình tượng cò trong lời du?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung của bài
- Chuẩn bị: “Viếng lăng Bác” Đọc bài thơ chia bố cục và trả lời câu hỏi đọc hiểu.