Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Bắc Sơn (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Bắc Sơn (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu đặc trưng cơ bản của thể loại kịch. Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng Đọc hiểu một văn kịch.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu nước, hiểu ý nghĩa của cuộc cách mạng.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài ngoài: lập bảng thống kê tác phẩm văn học nước ngoài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ:
- Tóm tắt một văn bản nước ngoài mà em yêu thích?
3. Bài mới
- Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, phong trào cách mạng của nhân dân còn non trẻ. Nhiều người dân chưa nhận thức đúng đắn về con đường cách mạng nên vẫn còn nghi ngại và đứng ở vị trí trung gian. Cán bộ cách mạng trên con đường hoạt động còn gặp nhiều gian khổ hiểm nguy. Bằng sự kiên trì giác ngộ những người dân đã bước từ vị trí trung gian đứng về phía Cách mạng. Vở kịch Bắc Sơn đã dựng lại những tháng ngày gian khổ của cách mạng Việt Nam ấy.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn đọc

- Giáo viên đọc mẫu. Yêu cầu học sinh đọc phân vai

- Gọi học sinh tóm tắt các lớp kịch.

Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc, tóm tắt:

2. Chú thích:

a. Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960).

- Quê: Dục Tú - Đông Anh - Hà Nội.

- Ông là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng.

b. Tác phẩm:

- Kịch Bắc Sơn được sáng tác và đưa lên sân khấu năm 1946. Vở kịch ra đời trong không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

c. Từ khó: Sách giáo khoa

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc -hiểu văn bản:

- Xác định thể loại

Hỏi: Em biết gì về thể loại kịch?

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Thể loại: Chính kịch

- Khái niệm kịch: Sách giáo khoa

2. Bố cục:

- Hồi 4 gồm 2 lớp kịch: Lớp 2 và lớp 3.

+ Lớp 2: Thơm bình tĩnh cứu 2 cán bộ cách mạng.

+ Lớp 3: Cuộc đối thoại của Thơm - Ngọc.

- Giáo viên nhắc lại các khái niệm xung đột, hành động trong kịch.

- Gọi học sinh: phát hiện xung đột và hành động kịch trong các lớp kịch này.

- Thuật lại diễn biến sự việc và hành động kịch ở hồi bốn.

Hỏi: Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào?

Hỏi: Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch?

3. Phân tích:

a. Xung đột và tình huống kịch:

- Xung đột: lực lượng cách mệnh và kẻ thù (trong nội tâm: Thơm, bà cụ Phương; trong sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu; trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, kẻ thù truy lùng chiến sĩ cách mạng).

- Tình huống căng thẳng, bất ngờ: Thái, Cửu trốn Ngọc lại chạy vào nhà Ngọc

- Thơm, buộc Thơm phải có sự chọn lựa dứt khoát và Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.

⇒ Tình huống tạo bước ngoặt trong nhân vật thơm.

4. Củng cố, luyện tập:
Hỏi: Tóm tắt kịch Bắc Sơn? Nêu ý nghĩa của tình huống tạo xung đột kịch?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị: Bắc Sơn (tiếp)