Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật gây ấn tượng.
- Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: Phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng quan sát các sự vật, hiện tượng. Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức vận dụng, có ý thức đưa yếu tố miêu tả vào văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh: Đọc trước bài, chuẩn bị bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra
Hỏi: Ta thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật như thế nào trong văn bản thuyết minh? Khi sử dụng cần chú ý điều gì? Đọc đoạn văn trong phần thân bài có sử dụng biện pháp nghệ thuật (Đối tượng thuyết minh tự chọn)?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
- Ở năm lớp 8, chúng ta đã được tìm hiểu về yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự và văn bản nghị luận. Vậy yếu tố này có vai trò như thế nào trong văn bản thuyết minh và chúng ta sẽ sử dụng yếu tố này vào quá trình thuyết minh một đối tượng cụ thể ra sao, mời các em cùng tìm hiểu giờ học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:

- Gọi học sinh đọc văn bản “cây chuối trong đời sống Việt Nam”

Hỏi: Nhan đề văn bản đề cập tới vấn đề gì?

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:

1. Bài tập

* Nhận xét:

a. Nhan đề làm toát lên vấn đề cần giới thiệu:

+) Đặc điểm của cây chuối

+) Tác dụng của cây chuối trong đời sống con người Việt Nam.

Hỏi: Hãy nêu câu văn thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối?

b. Những câu văn thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối:

(1)- “Đi khắp Việt Nam … núi rừng“Cây chuối rất ưa nước … cháu lũ”

(2)- “Cây chuối là thức ăn … hoa, quả! ”

(3)- Giới thiệu quả chuối: Những loại chuối và công dụng của nó.

+ “Quả chuối là một món ăn ngon”

+ “Nào chuối hương … thơm hấp dẫn”

+ “Mỗi cây chuối đều cho ta một buồng chuối … nghìn quả”

+ Chuối xanh để chế biến thức ăn.

+ Chuối để thờ cúng.

Hỏi: Tìm những câu văn có chứa yếu tố miêu tả cây chuối?

c. Những câu văn có chứa yếu tố miêu tả cây chuối:

“Đi khắp Việt Nam … núi rừng”

“Không phải là quả tròn… như trứng quốc … cuốc".

“Không thiếu những buồng chuối…tận gốc cây”

Hỏi: Theo em yếu tố miêu tả có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh và tác dụng của cây chuối?

⇒ Yếu tố miêu tả làm hiện lên đặc điểm về hình dáng, về sự phát triển của cây chuối; gợi lên sự liên tưởng về hình ảnh, màu sắc bên ngoài của chuối. Tất cả góp phần cung cấp hiểu biết về cây chuối trong đời sống của con người Việt Nam, gây ấn tượng cho người đọc.

Hỏi: Công dụng của cây chuối đã đầy đủ chưa? cần bổ sung thêm những gì?

d. Công dụng của cây chuối trong văn bản chưa đầy đủ, cần bổ sung tác dụng của thân chuối (thức ăn cho động vật- cá, trâu bò... ); lá chuối tươi hoặc khô (gói bánh, nem chua); nõn chuối, bắp chuối (làm món ăn- nộm)

Hỏi: Từ đó em rút ra vai trò gì của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

- Cho học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

Ví dụ: Thân cây chuối tây làm rau sống có tác dụng giải nhiệt. Thân chuối tươi có tác dụng làm phao tập bơi

- Hoa chuối thái nhỏ ăn sống, luộc

- Quả chuối tiêu xanh dùng làm thuốc chữa bệnh

- Chuối chín thái lát tẩm bột rán ăn

- Lá chuối khô sử dụng làm lót ổ mùa đông, gói bánh

- Củ chuối thái nhỏ xào với thịt ếch…

* Kết luận: Yếu tố miêu tả làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, nổi bật và tạo ấn tượng cho người đọc, làm cho bài văn thuyết minh thêm sinh động hấp dẫn.

2. Ghi nhớ sách giáo khoa (Trang 25)

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài luyện tập

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.

- Học sinh làm bài vào vở.

- Trình bày trước lớp.

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

II. Luyện tập:

1. Bài tập 1: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh.

- Thân cây chuối thẳng và tròn như một cây cột trụ mọng nước gợi ra cảm giác mát mẻ dễ chịu.

- Lá chuối tươi xanh rờn xào xạc trong nắng sớm.

- Quả chuối chín màu vàng vừa bắt mắt, vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngào, hấp dẫn.

- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra.

- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.

- Làm miệng trước lớp.

- Hai học sinh đọc văn bản.

2. Bài tập 2: Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau:

- “Tách … nó có tai”

- “Chén của ta không có tai”

- “Khi mời ai … rất nóng”

Hỏi: Chỉ ra những câu miêu tả trong văn bản.

3. Bài tập 3: (Sách giáo khoa trang 26,27,28)

Văn bản “Trò chơi ngày xuân”

- “Những ngày đầu năm, … lòng người”

- “Qua sông Hồng, … mượt mà”

- “Lân được trang trí công phu,.. chạy quanh”

- “Những người tham gia, … mỗi người”

- “Bàn cờ là sân bãi rộng, … che lọng”

- “Với khoảng thời gian nhất định, … khê”

- “Sau hiệu lệnh … đôi bờ sông”.

4. Củng cố - luyện tập
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
5. Hướng dẫn luyện tập về nhà:
- Học bài.
- Chuẩn bị bài: "Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh"