Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Tổng kết phần tập làm văn - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Tổng kết phần tập làm văn - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức Tập làm văn từ lớp 6 đến lớp 9
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn tích hợp kiến thức trong học văn, làm văn.
3. Thái độ
- Học sinh có thức học và làm bài nghiêm túc.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
- Soạn bài - đáp án, đọc tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa.
2. Học sinh
- Chuẩn bị ôn theo nội dung sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9D:
2. Kiểm tra đầu giờ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
- Sự cần thiết phải hiểu rõ các kiểu văn bản, các phương thức biểu đạt và sự kết hợp các phương thức đó trong 1 văn bản như thế nào? Đó là những yêu cầu chính của tiết tổng kết tập làm văn. Giờ học này cô cùng các em tổng kết lại.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm củng cố về các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS

* Đọc bảng tổng kết và trả lời các câu hỏi.

Hỏi: Sự khác nhau của các kiểu văn bản trên?

Hỏi: Hãy nêu rõ phương thức biểu đạt của mỗi kiểu văn bản trên?

- Ví dụ:

+ Mục đích của văn bản tự sự là gì?

+ Mục đích của văn bản nghị luận là gì?

+ Mục đích của văn bản miêu tả là gì?

I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS

1) Sự khác nhau của các kiểu văn bản:

- Khác nhau về phương thức biểu đạt bao gồm: Mục đích, các yếu tố, các phương pháp, cách thức, ngôn từ.

- Ví dụ: Kiểu văn bản tự sự

Là trình bày diễn biến sự việc (sự kiện) biểu lộ ý nghĩa. Khác với kiểu văn bản miêu tả là tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện tượng làm rõ tính chất, thuộc tính...

Hỏi: Các kiểu văn bản có thể thay thế cho nhau được hay không? tại sao?

2) Các kiểu văn bản có thể thay thế cho nhau được hay không? tại sao?

- Các kiểu văn bản không thể thay thế cho nhau được, vì mỗi kiểu văn bản sử dụng một phương thức biểu đạt chính với mục đích khác nhau.

Hỏi: Các phương thức biểu đạt có thể phối hợp thực hiện trong một văn bản được không? Tại sao?

Ví dụ minh hoạ?

(Ví dụ: Truyện ngắn Bến Quê - Nguyễn Minh Châu)

Ví dụ về truyện ngắn “Bến Quê” → việc kết hợp miêu tả, biểu cảm qua các đoạn văn, câu văn.

3) Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp được với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? tại sao? Nêu một ví dụ minh hoạ.

- Các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau trong một văn bản vì không có một văn bản nào sử dụng duy nhất một phương thức biểu đạt; có kết hợp mới tăng được hiệu quả diễn đạt.

Ví dụ: Truyện ngắn “Bến Quê” (Nguyễn Minh Châu)

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự, kiểu văn bản tự sự nhưng tác giả đã kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác như: Miêu tả, biểu cảm để làm rõ tình cảm, cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong truyện.

Hỏi: Kiểu văn bản và thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau?

(Gợi ý: Có mấy kiểu văn bản? )

(Có mấy thể loại văn học? )

Hỏi: Cho ví dụ cụ thể?

4) Kiểu văn bản và hình thức diễn đạt, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau.

- Kiểu văn bản: Có 6 kiểu văn bản ứng với 6 phương thức biểu đạt.

- Thể loại văn học: Truyện (Tự sự);

Thơ (Trữ tình); Kí, Kịch...

+ Giống nhau: Trong kiểu văn bản đã thể hiện được thể loại.

+ Khác nhau: Thể loại văn học là xét đến những dạng thể cụ thể của một tác phẩm văn học, với phạm vi hẹp hơn.

Hỏi: Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào?

(Gợi ý: Văn bản tự sự được thể hiện trong văn học, trong loại hình nào khác nữa? )

(Thể loại văn học tự sự chỉ thể hiện trong tác phẩm văn học nào? )

5) Sự khác nhau:

- Văn bản tự sự: Được thể hiện trong văn học là truyện; Được thể hiện trong bản tin (Tường thuật)...

- Thể loại văn học tự sự chỉ có thể là truyện (Truyện ngắn, truyện dài)

Hỏi: Tình giống và khác nhau như thế nào?

Hỏi: Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình?

Hỏi: Cho ví dụ minh hoạ?

(Gợi ý văn xuôi biểu cảm (tuỳ bút) có là văn học trữ tình không? )

6) Giống nhau và khác nhau

+ Giống nhau: Đều được thể hiện rõ yếu tố biểu cảm.

+ Khác nhau:

Kiểu văn bản biểu cảm nói rõ về phương thức biểu đạt, mục đích.

Thể loại văn học trữ tình: Nói rõ về thể loại văn học như thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình (tuỳ bút)

Ví dụ: Tuỳ bút: Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)

Ví dụ: Các bài thơ hiện đại.

Hỏi: Sự kết hợp đó cần ở mức độ nào?

Hỏi: Vì sao lại như vậy?

Hỏi: Cho ví dụ minh hoạ?

7) Tác phẩm nghị luận có cần yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự

Cần ở mức độ vừa đủ để làm rõ yêu cầu nghị luận; Phương thức chính vẫn là nghị luận

4. Củng cố, luyện tập:
Hỏi: Giáo viên hệ thống các nội dung đã ôn tập - Các kiểu văn bản đã học.
Hỏi: Vì sao phải có sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản?
Hỏi: Lấy ví dụ: Một văn bản tự sự, nghị luận có sự kết hợp nhiều
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị: Tổng kết tập làm văn (tiếp).