Giáo án: Viết bài tập làm văn số 1 - Ngữ Văn lớp 9
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Củng cố những kiến thức về văn thuyết minh.
- Giáo viên đánh giá được năng lực nhận thức, khả năng viết bài của học sinh.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
3. Thái độ
- Có ý thức học và rèn kĩ năng viết văn thuyết minh.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, ra đề xây dựng dàn bài và thang điểm.
2. Học sinh: Ôn các kiến thức được học về văn thuyết minh, sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
- Trong những giờ học trước, các em đã được tìm hiểu về việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh cũng như sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào vào văn bản thuyết minh cho có hiệu quả. Giờ học hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đó vào tạo lập một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh.
IV. Đề bài
- Thuyết minh về cây lúa Vệt Nam.
V. Phân tích đề
1. Nội dung
- Kiểu văn bản: Thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh: Cây lúa Việt Nam.
- Cần lưu ý tới các đặc điểm của đối tượng:
+ Đặc điểm về mặt sinh học (Thuộc loại cây một lá mầm, rễ chùm, ưa sống ở những vùng đầm lầy, …).
+ Quá trình sinh trưởng của cây lúa (Mạ -> trưởng thành, …).
+ Là loài cây cung cấp lương thực cho đời sống con người, …
+ Trước đây, cây lúa cung cấp lương thực cho con người ở phạm vi trong nước, những từ khi thế giới với xu hướng toàn cầu hoá thì cây lúa còn là nguồn cung cấp lương thực để xuất khẩu (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan)
- Cây lúa góp phần đưa nền kinh tế nước nhà tăng trưởng nhanh.
- Vận dụng vốn kiến thức ở các lĩnh vực: Sinh học, địa lý, lịch sử, văn hoá-xã hội.
2. Hình thức
- Học sinh cần xác đinh đúng yêu cầu của đề bài.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, logic, kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả.
- Trình bày sạch sẽ, khoa học, chữ viết đúng chính tả.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, tích cực.
- Thể hiện được vốn tri thức của bản thân với cây lúa ở đất nước mình.
- Đồng thời thể hiện thái độ quý trọng loài cây không những là nguồn cung cấp lương thực nuôi sống con người mà còn góp phần phát triển kinh tế đất nước.
VI. Đáp án – thang điểm
1. Mở bài: (1,5 điểm)
Giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam.
2. Thân bài: (7 điểm)
Thuyết minh cụ thể ở các mặt sau:
- Nguồn gốc của cây lúa, đặc điểm bên ngoài của nó (Rễ, thân, lá, hoa, hạt) (1đ)
- Quá trình phát triển của cây lúa. (1đ)
- Phân loại: Lúa nếp, lúa tẻ (Lại chia làm nhiều loại). (1đ)
- Cách chăm bón cho loại cây này. (1đ)
- Tác dụng: cung cấp lương thực cho con người, cho gia súc (Truyền thuyết Lang Liêu làm bánh chưng bánh dày dâng vua cha => Nguyên liệu từ lúa gạo). (1đ)
Cây lúa còn là nguồn cung cấp mặt hàng xuất khẩu chủ lực (Nước ta là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan) góp phần phát triển kinh tế đất nước (1đ)
3. Kết bài: (1,5 điểm)
- Vai trò và sự gắn bó của cây lúa với con người Việt Nam:
- Hình thức: 1đ
* Thang điểm:
- Bài làm đủ ý, diễn đạt lưu loát → điểm tối đa.
- Bài làm đủ ý, còn mắc lỗi: 7 → 8 điểm.
- Còn lại tuỳ mức độ → cho điểm.
4. Củng cố - luyện tập:
- Thu bài
- Nhận xét giờ viết bài.
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Tự làm các đề bài trong sách
- Soạn văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.