Giáo án: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích - Hướng dẫn học sinh cách đọc: Đọc mạch lạc, rõ ràng, truyền cảm. - Giáo viên đọc mẫu → học sinh đọc - Giáo viên nhận xét việc đọc văn bản của học sinh. - Yêu cầu học sinh giải nghĩa 1 số từ ngữ trong chú thích. | I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích: (Sách giáo khoa - Trang 34,35) a. Tác phẩm trích tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em trong cuốn: “Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em”. b. Từ khó: |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản Hỏi: Xác định kiểu văn bản? | II. Đọc- hiểu văn bản 1. Thể loại: - Kiểu văn bản: thuộc loại nghị luận xã hội - Chùm văn bản nhật dụng. (Vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em) |
Hỏi: Văn bản trích được chia thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần? | 2. Bố cục: - Gồm 3 phần: + Phần 1: Lí do và mục đích ra đời của bản tuyên bố. + Phần 2: Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về thực trạng cuộc sống khổ cực, tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới + Phần 3: Cơ hội: khẳng định những điều kiện thuận lợi thời cơ để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. + Phần 4: nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, sự phát triển của trẻ em. |
Hỏi: Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản? | ⇒ Các phần có quan hệ chặt chẽ với nhau, phần trước là cơ sở, căn cứ dẫn đến phần sau. |
Hỏi: Cộng đồng thế giới nhận thức như thế nào về trẻ em? Hỏi: Thế giới có cách nhìn nhận như thế nào về quyền sống trẻ em được hưởng? Hỏi: Như thế nào là hình thành và phát triển trong sự hoà hợp và tương trợ? - Mọi người, mọi tổ chức trong cộng đồng cần hoà hợp đoàn kết trợ giúp nhau để trẻ em được sống, phát triển trong hoà bình. Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về lời tuyên bố của cộng đồng quốc tế? | 3. Phân tích a. Nhận thức của cộng đồng quốc tế về quyền sống của trẻ em: - Trẻ em là đối tượng trong sáng ham hoạt động, nhiều ước mơ dễ bị tổn thương. - Trẻ em cần được sống trong vui tươi hoà bình, được vui chơi, được học tập và phát triển. Tương lai phải được hình thành trong sự phát triển và tương trợ. ⇒ Cộng đồng quốc tế coi quyền sống của trẻ em là quan trọng, cần thiết ⇒ trẻ em có quyền kỳ vọng vào những lời tuyên bố ấy. |
Hỏi: Dựa vào mục 4-5-6 hãy khái quát những thách thức mà trẻ em đang phải chịu đựng? Hỏi: Em có ấn tượng gì khi đọc các từ “hàng ngày”, “mỗi ngày…? Các từ chỉ số lượng: Vô số, hàng triệu trẻ em, 40.000 cho chúng ta thấy rõ thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em đang diễn ra hàng ngày. Đó là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết để khắc phục. Hỏi: Những thách thức trên thuộc về trách nhiệm của ai? Hỏi: Em còn biết được gì về cuộc sống của trẻ em trên thế giới? (Trẻ em trên thế giới còn là nạn nhân của việc buôn bán trẻ em, trẻ em sớm phạm tội… Trẻ em các nước Nam Á sau trận động đất, sóng thần). Hỏi: Thái độ của tổ chức Liên Hợp Quốc như thế nào trước những nỗi bất hạnh mà trẻ em đang phải trải qua? | b. Thực trạng cuộc sống của trẻ em: - Trẻ em trên thế giới hiện nay: + Trẻ em trở thành nạn nhân chiến tranh và bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. + Chịu đựng những thảm hoạ nghèo đói, khủng hoảng kinh tế, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp + Nhiều trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật (40.000 trẻ em). ⇒ Trách nhiệm phải ứng phó với những thách thức đã nêu trên thuộc về những nhà lãnh đạo chính trị các nước. ⇒ Tổ chức Liên Hợp Quốc hiểu rõ thực trạng của trẻ em hiện nay và quyết tâm giúp đỡ các em vượt qua bất hạnh. |