Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Trả bài tập làm văn số 3 - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Trả bài tập làm văn số 3 - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
- Học sinh nắm vững các kiến thức kĩ năng làm bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
- Nhận thấy những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm tìm phương hướng khắc phục chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp.
1. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng chữa lỗi sai cho học sinh
2. Thái độ
- Có ý thức học hỏi, sửa chữa lỗi cho bài làm sau tốt hơn
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, nghiên cứu bài, đọc chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài: trả lời các câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
* Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
Hỏi: Tóm tắt đoạn trích Những đứa trẻ (Go-rơ-ki)
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Trả bài để cho các em rút kinh nghiệm chuẩn bị tốt cho bài làm tổng hợp học kỳ 1
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn bài

- Học sinh đọc lại đề bài Tập làm văn số 3

Hỏi: Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu văn bản, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)

I. Đề bài: Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn?

II. Phân tích đề, lập dàn ý:

1. Phân tích đề:

- Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại…

- Nội dung: Kể về 1 lần em trót xem nhật kí của bạn

Hỏi: Hãy lập dàn ý cho đề văn

- Học sinh khác theo dõi bổ sung

Hỏi: Sử dụng yếu tố miêu tả vào các ý nào thì phù hợp?

→ Sử dụng yêu tố miêu tả vào các ý: 2,4,5 trong phần thân bài (cần linh hoạt)

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài (1,5đ)

- Giới thiệu về hoàn cảnh lí do em trót xem nhật kí của bạn

+ Lí do khách quan: Bạn gửi cặp sách đem về, mở ra thấy có cuốn nhật kí hoặc đến chơi nhưng bạn đi vắng tình cờ thấy cuốn nhật kí để ngỏ ở trên bàn (1đ)

+ Lí do chủ quan: Tò mò muốn xem để bắt chước? Hay có ý xem để doạ bạn. Suy nghĩ dằn vặt trăn trở (0,5)

b. Thân bài: (6đ)

- Em trót xem nhật kí của bạn vào lúc nào, ở đâu? (1đ)

- Sự việc diễn ra như thế nào? Bạn và người khác có biết không? Có ai nhìn thấy không? (1đ)

- Em đã đọc được những gì? (1đ)

- Sau khi trót xem em có nói cho người khác biết nội dung cuốn nhật kí của bạn hay không? ( 1đ)

- Sau đó em đã dằn vặt, hối hận, băn khoăn như thế nào? (miêu tả suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi đã trót hành động như trên) (nội tâm) (1,5đ)

- Đấu tranh nội tâm quyết định nói với bạn hay không? (nếu không có ai biết) (nghị luận) (1đ)

c. Kết bài:

- Những suy nghĩ dằn vặt trăn trở (0.5đ)

- Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì cho bản thân về việc tôn trọng những bí mật riêng tư của người khác (1đ)

3. Hình thức

- Chữ viết sạch sẽ, không sai lỗi chính tả, không viết tắt, viết số.

- Bài viết trình bày khoa học

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh nhận xét ưu và khuyết điểm:

- Giáo viên nhận xét ưu điểm và nhược điểm

- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của học sinh

Đưa ra các lỗi trong bài → Học sinh sửa

III. Nhận xét ưu, nhược điểm

1. Ưu điểm:

- Nhìn chung các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)

- Vận dụng yếu tố miêu tả vào bài khá linh hoạt

- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc.

- Diễn đạt lưu loát, bố cục bài viết khá chặt chẽ

- Trình bày sạch đẹp

2. Nhược điểm

- Bố cục bài làm ở một số em còn chưa mạch lạc, cần lưu ý tách ý, tách đoạn.

Ví dụ: Sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt, đôi khi còn quá lạm dụng làm cho bài viết thiếu tập chung.

- Còn mắc lỗi diến đạt, dùng từ, đặt câu:

- Còn sai chính tả

- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.

- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao.

Hoạt động 4. Trả bài, sửa lỗi:

- Giáo viên trả bài cho học sinh

- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa những lỗi sai, cho học sinh nhận xét sau khi sửa lỗi

IV. Trả bài, sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:

- Dấu câu, dùng từ, liên kết, cách hành văn.

Hoạt động 5. Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến.

- Giáo viên đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt (Nguyễn Thắm)

- Gọi học sinh trình bày ý kiến (nếu có)

V. Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến

4. Củng cố - luyện tập
- Về nhà tự ôn bài
- Xem lại bài làm
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Ôn tập toàn bộ nội dung đã học
- Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra văn, Tiếng Việt.