Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Trả bài kiểm tra văn - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Trả bài kiểm tra văn - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm, những đơn vị kiến thức còn yếu cần khắc phục.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng nhận biết và sửa chữa lỗi sai
3. Thái độ
- Có ý thức sửa chữa lỗi và rút kinh nghiệm cho những bài làm sau
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, chấm bài.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài: trả lời các câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
* Kiểm diện:
Sĩ số
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Kiểm tra việc làm bài ở nhà, vở ghi.
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
- Trả bài để cho các em rút kinh nghiệm chuẩn bị tốt cho bài làm sau.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh chữa bài:

- Học sinh đọc lại đề trắc nghiệm, xác định đáp án trắc nghiệm

- Đọc thơ, chỉ ra dấu câu

- Học sinh khác theo dõi bổ sung

I. Phần trắc nghiệm: (2đ- mỗi ý đúng 0,5đ)

Câu 1: C

Câu 2: B

Câu 3: A

Câu 4: D

II. Phần tự luận (8đ)

Câu 1 (2đ)

- Đoạn thơ: "Từ hồi về thành phố…Vầng trăng tròn"

⇒ Mối quan hệ giữa người và trăng từ khi chuyển về thành phố: trở nên xa lạ không quen biết. Tình huống đột ngột mất điện, con người gặp lại vầng trăng.

Hỏi: Xác định tình huống truyện: Làng

Câu 2 (1đ)

* Tình huống truyện: ông Hai nghê được tin làng Chợ Dầu theo giặc từ miệng người phụ nữ đi tản cư dưới xuôi lên.

Hỏi: Nêu hệ thống ý cần triển khai khi phân tích bài thơ?

- Yêu cầu các học sinh nhận xét

- Yêu cầu học sinh đọc bài thơ

Câu 3 (5 đ)

- Giới thiệu tác giả hoàn cảnh ra đời, khái quát nội dung bài thơ.

a. Những cơ sở để hình thành tình đồng chí:

- Sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, cùng giai cấp: đều là người nông dân lao động nghèo khổ.

"Quê hương anh// Làng tôi nghèo

nước mặn đồng chua//đất cày lên sỏi đá…"

→ Nghệ thuật: cấu trúc song song, thành ngữ

- Cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu:

"Tôi với anh đôi người xa lạ

…chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

… đôi tri kỉ”

→ hình ảnh thơ sóng đôi, điệp ngữ.

- Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian khổ thiếu thốn cũng như niềm vui trong cuộc sống.

"Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"

- Dòng thơ đặc biệt, 2 tiếng, 1 từ, dấu chấm than "Đồng chí! " => tạo 1 nốt nhấn như một phát hiện, 1 lời khẳng định, là quá trình tất yếu dẫn đến 1 tình cảm cao đẹp của tình đồng chí. Câu thơ được lấy làm nhan đề của bài, biểu hiện chủ đề, là linh hồn của bài thơ. => Nó như bản lề nối liền 2 đoạn thơ khép mở 2 ý thơ: những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí

b. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí:

- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau:

"Ruộng nương …mặc kệ… ra lính"

+ "Mặc kệ" thể hiện quyết tâm ra đi cứu nước tạm quên tình riêng gia đình

- Tình đồng chí là thông cảm với nhau về bệnh tật trong chiến đấu mà người lính mắc phải:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"

- Tình đồng chí là cùng nhau chia sẻ những gian khổ và thiếu thốn trong cuộc đời người lính,

"Áo anh ….. chân không giày"

Nghệ thuật: Sử dụng các câu thơ song đôi, đối ứng, tả thực. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, sẻ chia của những người đồng đội

- Sự yêu thương nhau được thể hiện chân thành giản dị họ nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh của tình đồng chí hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá"

→ Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó sâu sắc giữa những người lính đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn gian khổ và thiếu thốn.

* Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.

c. Chất thơ trong cuộc sống chiến đấu gian khổ:

- Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.

- Trên cảnh rừng hoang sương muối là 3 hình ảnh gắn kết: người lính, khẩu súng, vầng trăng.

⇒ Tạo nên sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.

- "Đầu súng trăng treo"

"suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi súng"

(suy nghĩ của tác giả → hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc của tác giả. )

+ Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mộng mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.

→ Các mặt này bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng (biểu tượng của thơ kháng chiến: kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn)

⇒ Bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng - thời kì chống Pháp, và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết hình ảnh, ngôn ngữ giản dị.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh nhận xét ưu và khuyết điểm:

- Giáo viên nhận xét ưu điểm và nhược điểm

- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của học sinh

Đưa ra các lỗi trong bài → học sinh sửa

III. Nhận xét ưu, nhược điểm

1. Ưu điểm:

- Nhìn chung các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)

2. Nhược điểm

- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, câu chưa liên kết chưa đủ nội dung.

- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.

- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao.

Hoạt động 4. Trả bài, sửa lỗi:

- Giáo viên trả bài cho học sinh

- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa những lỗi sai, cho học sinh nhận xét sau khi sửa lỗi

IV. Trả bài, sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:

- Dấu câu, dùng từ, liên kết, cách hành văn.

Hoạt động 5. Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến.

- Giáo viên đọc mẫu đoạn văn viết tốt

- Gọi học sinh trình bày ý kiến (nếu có)

V. Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến

4. Củng cố, luyện tập:
- Khái quát những ưu và nhược điểm cần chú ý?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Xem lại nội dung bài học
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài trả bài kiểm tra văn.