Giáo án: Tổng kết về từ vựng (Tiết 2) - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh ôn tập từ đồng âm: Hỏi: Thế nào là từ đồng âm? | V. Từ đồng âm: 1. Khái niệm: - Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau Ví dụ: Kiến bò (động từ) đĩa thịt bò (danh từ) ⇒ đồng âm |
Hỏi: Hãy phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm? Cho ví dụ? Làm bài tập (mục V/ Sách giáo khoa - trang 124) | * Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm. a) Hiện tượng từ nhiều nghĩa: một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau. Ví dụ: Từ "chín" - Chỉ lương thực, thực phẩm đã nấu chín: Cơm chín… - Chỉ thực vật phát triển đến giai đoạn cuối có thể thu hoạch hoặc sử dụng được: Lúa chín, mít chín. - Chỉ sự vật đã được xử lí qua nhiệt như 1 công đoạn bắt buộc: Vá chín b) Hiện tượng đồng âm: 2 hoặc nhiều từ ngữ phát âm giống nhau có nghĩa khác xa nhau. Ví dụ: Con ngựa lồng lên, lồng vỏ chăn |
H: Trong 2 trường hợp (a) và (b) trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Tại sao? | 2. Bài tập 2 (Trang 124) a. Từ lá ở đây là từ nhiều nghĩa: - Lá 1: nghĩa gốc - Lá 2 (lá phổi): nghĩa chuyển b. Đường 1: đường ra trận Đường 2: như đường ⇒ từ đồng âm nghĩa khác nhau |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập từ đồng nghĩa: Hỏi: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ? | VI. Từ đồng nghĩa: 1. Khái niệm: - Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. Ví dụ: mẹ và má, chết - hi sinh, quả- trái |
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập mục VI. H: Chọn cáchỏi hiểu đúng trong những cách sau đây? Giải thích tại sao lại chọn như vậy? | 2. Bài tập a. Bài tập 2 (Trang 125) - Chọn cách hiểu d: "các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng" Ví dụ: Nhóm từ: chết, bỏ mạng, khuất núi, tỏi, hai năm mươi…không thể thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp. |
- Đọc yêu cầu bài tập 3 - Làm bài tập - Trình bày miệng trước lớp Hỏi: Trên cơ sở nào từ "xuân" có thể thay thế cho từ tuổi? Hỏi: Việc thay thế từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào? | b. Bài tập 3 (Trang 125) - Khi người ta đã ngoài 70 xuân… → từ xuân thay thế cho từ tuổi ⇒ xuân chỉ một mùa trong 4 mùa của năm - 1 năm lại tương ứng 1 tuổi → Như vậy lấy 1 mùa để chỉ 4 mùa là phép hoán dụ (lấy bộ phận để chỉ toàn thể) - 4mùa = 1năm = 1 tuổi là phép so sánh ngang bằng. - Từ "xuân" ở đây được sử dụng để tránh lặp từ tuổi tác, có ngụ ý chỉ sự tươi đẹp trẻ trung đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh ôn tập từ trái nghĩa: Hỏi: Nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa? Cho ví dụ? - Đọc yêu cầu bài tập Hỏi: Cho biết các cặp từ sau cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa? - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập | VII. Từ trái nghĩa 1. Khái niệm: - Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đó. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Ví dụ: già > < trẻ (độ tuổi) Già > < non (sự vật) 2. Bài tập a. Bài tập 1 (Trang 125): Cặp từ có quan hệ trái nghĩa: Xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hẹp b. Bài tập 2 (Trang 125) - Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bình (trái nghĩa lưỡng phân: biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, thường không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm, quá) - Cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo (trái nghĩa thang độ: biểu thị khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm, quá) |
Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh ôn tập cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Hỏi: Nêu khái niệm về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ? Cho ví dụ? - 1 học sinh lên bảng, lập bảng hệ thống - 1 học sinh trình bày miệng, học sinh khác bổ sung | VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: 1. Khái niệm: - Từ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ khác - Từ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ được bao hàm trong khuôn khổ nghĩa của từ khác Ví dụ: Động vật: chó, mèo, gà, lợn - Một từ ngữ co nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với 1 từ ngữ khác 2. Bài tập 2 (trang 126) - Từ: từ đơn và từ phức - Từ phức: từ ghép và từ láy + Từ ghép: chính phụ + đẳng lập + Từ láy: láy toàn bộ + láy bộ phận Láy bộ phận: Láy âm và lấy vần Từ (Xét về đặc điểm cấu tạo) - Giải thích nghĩa của những từ trong sơ đồ Ví dụ: Từ láy âm là từ láy các bộ phận phụ âm đầu… |
Hoạt động 5. Hướng dẫn học sinh ôn tập cấp độ khái quát nghĩa của nghĩa từ ngữ: Hỏi: Nhắc lại khái niệm từ vựng? Cho ví dụ? - Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Trình bày trước lớp | IX. Trường từ vựng 1. Khái niệm: - Là tập hợp tất cả những từ có một nét chung về nghĩa. Ví dụ: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút… 2. Bài tập 2 từ cùng trường từ vựng là tắm - bể → tăng giá trị biểu cảm của câu nói, khiến cho câu văn có hình ảnh sinh động và có giá trị biểu cảm. Sức tố cáo tội ác thực dân Pháp mạnh mẽ hơn. |