Giáo án: Tổng kết phần văn học nước ngoài (Tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tổng kết về nội dung và nghệ thuật (tiếp): Hỏi: Hãy nêu những tác phẩm văn học viết về tình yêu thiên nhiên của các nhà thơ Kể tên các tác phẩm văn học thể hiện - Tình yêu quê hương - Tình yêu gia đình - Tình cảm con người - Nghị lực sống - Phê phán | b)Thể loại: * Thơ đường: - Với các tác giả: Hạ Chi Trương, Lí Bạch, Đỗ Phủ. * Thơ văn xuôi: Ta – Go. * Bút kí Chính luận: Ê - Ren – Bua * Hài Kịch: Mô - Li – E. * Phương thức tự sự mang đậm chát trữ tình: Ai – Ma – Tốp; Đô - Đê, Go – Rơ - Ki, Lỗ Tấn.... * Các kiểu văn nghị luận: Ru – Xô; Ten; Ê - Ren – Bua. |
Hỏi: Em học tập được những kiến thức hữu ích nào về nghệ thuật? Hỏi: Em yêu thích nhất bài nào hoặc tác giả nào nhất, tại sao? | c. Phong cách sáng tác: - Các tác phẩm văn học nước ngoài đều mang đậm tính nhân văn và thể hiện rõ phong cách sáng tác của tác giả. - Các ví dụ điển hình: + O – Hen – Ri qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Với nghệ thuật hai lần đảo ngược tình huống đã đem lại những bất ngờ và bộc lộ rõ tính cách của nhân vật. + Lỗ Tấn qua truyện ngắn Cố Hương những dòng tự sự mang đậm cảm xúc trữ tình, những dòng hồi tưởng của nhân vật tôi trong tác phẩm là phong cách sáng tác độc đáo của tác giả. + Mô - li – e qua đoạn trích “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” là cây đại thụ của hài kịch thế giới; Qua cách thể hiện ngôn ngữ nhân vật đặc sắc đã tạo nên một bộ mặt thật của giới tư sản. + Mô - Pa – Xăng qua đoạn trích học “Bố của Xi Mông”. Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng rất tinh tế đặc sắc của các nhân vật đã tạo nên sức hấp dẫn của truyện. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh nêu cảm nhận về tác phẩm văn học: Hỏi: Những tác phẩm nào? tác giả nào em yêu thích? Tại sao? | 3. Những tác phẩm nào? tác giả nào em yêu thích? Tại sao? - Hướng tới sự yêu thích bởi những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. - Hướng tới sự yêu thích bởi cuộc đời và những thành công của các tác giả trong sáng tác. |