Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Sự phát triển của từ vựng - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Sự phát triển của từ vựng - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ và hai phương thức phát triển nghĩa của từ.
2. Kĩ năng
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
3. Thái độ
- Ý thức gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn tri thức kĩ năng.
2. Học trò
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi sách giáo khoa)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
Hỏi: Mục đích tác dụng của việc tóm tắt văn bản tự sự? Tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
- Cùng với sự phát triển của xã hội từ vựng của ngôn ngữ cũng phát triển không ngừng. Vậy 1 trong những cách ptriển của từ vựng tiếng việt là gì? những phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ như thể nào? Ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự biến đổi và phát triển của từ vựng.

- Yêu cầu học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập

Hỏi: Từ kinh tế trong bài "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" có nghĩa là gì?

I. Sự biến đổi và phát triển của từ vựng:

1. Bài tập 1 (Trang 55)

* Nhận xét:

- Kinh tế: Kinh bang tế thế là trị nước cứu đời → ngày nay chúng ta không sử dụng với nghĩa này nữa.

Hỏi: Ngày nay chúng ta có sử dụng theo nghĩa đó không?

Hỏi: Em có nhận xét gì về nghĩa của từ kinh tế xưa và nay về phạm vi nghĩa của từ?

⇒ Nghĩa của từ có thể thay đổi theo thời gian, có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành

- Yêu cầu học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập

- “Kinh tế” ngày nay: là toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.

⇒ Nghĩa của từ đã chuyển từ phạm vi nghĩa rộng sang nghĩa hẹp.

Hỏi: Cho biết nghĩa của từ xuân trong câu thơ “chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”?

Hỏi: Cho biết nghĩa của từ xuân trong câu thơ “Ngày xuân em hãy còn dài” nghĩa là gì?

Hỏi: Cho biết nghĩa của từ tay trong câu thơ “Giở kim thoa với khăn hồng trao tay” nghĩa là gì?

Hỏi: Cho biết nghĩa của từ tay trong câu thơ “Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người” là gì?

Hỏi: Trong các từ trên từ nào sử dụng theo nghĩa gốc, từ nào sử dụng theo nghĩa chuyển?

Hỏi: Các nghĩa chuyển của từ được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? ( ẩn dụ và hoán dụ)

Hỏi: Vậy ta có thể phát triển từ vựng theo cách nào?

- Giáo viên chốt ý rút ra ghi nhớ, cho hs đọc

2. Bài tập 2 (Trang 55)

* Nhận xét:

- Từ xuân trong câu “Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân ’’

⇒ Có nghĩa là mùa xuân mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ thời tiết ấm dần được coi là mở đầu trong năm → Nghĩa gốc.

- Từ xuân trong câu "ngày xuân em hãy còn dài" có nghĩa là tuổi trẻ - những năm đầu của cuộc đời.

→ Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

- Từ tay trong “Giở kim... trao tay” có nghĩa là bộ phận của cơ thể con người - dùng để sờ, cầm, nắm → Nghĩa gốc.

- Từ tay trong câu “ Cũng phường... tay buôn người” có nghĩa là chỉ người giỏi về 1 hoạt động nào đó → ở đây có nghĩa là kẻ buôn người.

→ Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

2. Kết luận

Hoạt động 2. Hương dẫn học sinh làm bài tập luyện tập:

- Cho học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Hướng dẫn học sinh làm bài

- Tổ chức thảo luận nhóm

- Cho học sinh nhận xét chéo giữa các nhóm.

- Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án

- Cho học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2

Hỏi: Hãy nhận xét về cách sử dụng nghĩa của từ trà trong các cách dùng?

- Cho học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.

Hỏi: Xác định nghĩa chuyển của từ đồng hồ?

- Cho học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.

Hỏi: Tìm dẫn chứng để chứng minh các từ: hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.

Hỏi: Từ mặt trời ở câu thơ thứ 2 được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? tại sao?

- Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng, theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ.

2. Ghi nhớ (Sách giáo khoa -Trang 56)

II. Luyện tập:

1. Bài tập 1 (Trang 56)

a. Chân được sử dụng với nghĩa gốc

b. Chân được sử dụng với nghĩa chuyển hoán dụ → chỉ sự vật có quan hệ tương cận với nghĩa gốc.

c, d. chân được sử dụng với nghĩa chuyển ẩn dụ → sự vật có nét tương đồng với nghĩa gốc.

2. Bài tập 2 (Trang 56)

- Trà Hà thủ ô, Linh chi, Trà sen sử dụng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ

→ dựa trên cơ sở của nghĩa gốc: đều là sản phẩm thực vật, chế biến khô, pha lấy nước uống.

3. Bài tập 3 (Trang 56)

- Đồng hồ: địên, nước, xăng... nghĩa chuyển dựa trên cơ sở nghĩa gốc là khí cụ để đo khối lượng có bề ngoài giống như đồng hồ.

4. Bài tập 4 (Trang 57)

a. Hội chứng:

+ Nghĩa gốc tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.

Ví dụ: hội chứng viêm đường hô hấp rất phức tạp.

+ Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện cùng xuất hiện một tình trạng một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi

Ví dụ: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế → Hội chứng → từ nhiều nghĩa.

5. Bài tập 5 (Trang 57)

- Từ măt trời trong câu thứ hai là ẩn dụ nghệ thuật-> Không phải một nghĩa gốc phát triển thành nhiều nghĩa vì:

+ Từ mặt trời (nghĩa gốc) chỉ sự vật một hành tinh trong vũ trụ.

+ Từ mặt trời trong câu hai được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ (chuyển nghĩa lâm thời - tu từ không làm cho từ có thêm nghĩa mới)

4. Củng cố - luyện tập
Hỏi: Ta có thể phát triển từ vựng theo cách nào?
- Học kỹ nội dung bài → Hệ thống nội dung cơ bản của bài.
- Đọc lại ghi nhớ.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở.
- Đọc, soạn trước bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.