Giáo án: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Ôn tập văn bản thuyết minh - Hướng dẫn học sinh ôn tập lại kiến thức về văn bản thuyết minh Hỏi: Thuyết minh là gì? | I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 1. Ôn tập văn bản thuyết minh: - Văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng, trong Tự nhiên - Xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích. |
Hỏi: Nêu các phương pháp thuyết minh - Giáo viên giảng giải | * Các phương pháp thuyết minh: - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích - Phương pháp phân tích, phân loại. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp liệt kê. - Phương pháp dùng số liệu. - Phương pháp nêu ví dụ. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật - Cho học sinh đọc văn bản sách giáo khoa. Hỏi: Bài văn thuyết minh về đối tượng nào? Hỏi: Em được cung cấp những kiến thức gì về đặc điểm của đối tượng thuyết minh? Hỏi: Những kiến thức ấy có chính xác khách quan về đối tượng không? Hỏi: Văn bản đã sử dụng các phương pháp thuyết minh nào? Hỏi: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu? Hỏi: Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? - Giáo viên rút ra ghi nhớ cho học sinh đọc. | 2. Viết Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: 1. Bài tập * Nhận xét: - Bài văn thuyết minh về sự kỳ diệu của đá và nước ở vịnh Hạ Long. - Đặc điểm của đá và nước tạo nên vẻ hùng vĩ nên thơ của Hạ Long. - Văn bản đã cung cấp những kiến thức khách quan về đối tượng thuyết minh. - Các phương pháp thuyết minh: liệt kê, so sánh, phân loại. - Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật kể, tả, nhân hoá, liên tưởng… - Làm cho đá và nước ở vịnh Hạ Long trở nên sinh động góp phân làm cho vẻ đẹp Hạ Long thêm phần hấp dẫn. ⇒ Làm cho bài văn giàu sức thuyết phục gây ấn tượng cho người đọc. 2. Ghi nhớ (Sách giáo khoa - Trang13) |
Hoạt động 3. Vận dụng làm bài tập: - Cho học sinh đọc bài 1. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 Hỏi: Văn bản có tính chất thuyết minh không? tính chất ấy được thể hiện ở những điểm nào? | III. Luyện tập: 1. Bài tập 1 (Trang 13-14). - Là văn bản có tính thuyết minh. Nêu bật được đặc điểm, tính chất, của loài ruồi về: họ, giống, loài, tập tính sinh sản… |
Hỏi: có những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng? | - Phương pháp thuyết minh: nêu định nghĩa, dùng số liệu, liệt kê. |
Hỏi: Văn bản đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? | - Các biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá, kể chuyện miêu tả, liên tưởng. |
Hỏi: các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì: | - Tác dụng: Gây hứng thú cho người đọc nhất là cho đọc giả nhỏ tuổi, làm cho văn bản tăng sức hấp dẫn, vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức. - Cung cấp các kiến thức đáng tin cậy: từ đó thức tỉnh ý thức gìn giữ vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi. |
Hỏi: Bài thuyết minh này có nét gì đặc biệt? - Gọi học sinh chữa bài - Giáo viên nhận xét, đánh giá. | * Một số nét đặc biệt của bài thuyết minh này: + Về hình thức: Giống như văn bản tường thuật một phiên toà. + Về cấu trúc: Giống như biên bản 1 cuộc tranh luận về mặt pháp lý. + Về nội dung: Giống như một câu chuyện kể về loài ruồi. - Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật: + Làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, thú vị có sức hút đối với người đọc. |
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 | 2. Bài tập 2: Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh. - Nói về tập tính của chim én. - Biện pháp nghệ thuật kể chuyện. Lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện. |