Giáo án: Phong cách Hồ Chí Minh (Tiết 2) - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản (tiếp) - Một học sinh đọc đoạn 2 và đoạn 3. Hỏi: Nhắc lại nội dung chính của đoạn văn? Hỏi: Lối sống của Bác được tác giả đề cập tới ở những phương diện nào? Cụ thể ra sao? | b. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh: - Thể hiện trong lối sống giản dị mà thanh cao của Người cụ thể: + Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: “Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ”… “Chỉ vẹn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ… + Những tran phục giản dị: “Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ” + Tư trang ít ỏi: một chiếc valicon với vài bộ quần áo, vài vật kỷ niệm”. + Việc ăn uống: “Rất đạm bạc”. Những món ăn dân tộc không cầu kỳ “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…”. |
(Tích hợp với văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, vở kịch “Đêm trắng”, các văn bản thơ khác). - Yêu cầu học sinh liên hệ với những bài viết đã sưu tầm được. Hỏi: Tác giả đã so sánh lối sống của Bác với những ai? Cách so sánh như vậy có tác dụng gì? | - Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác cũng giống như các nhà nho nổi tiếng trước đây (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm) → Đó là nét đẹp của một lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam ⇒ Đây là phong cách sống có văn hoá thể hiện một quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên |
Hỏi: Từ đó tác giả đã nhận định như thế nào về lối sống của Bác? | - Một lối sống giản dị, trong sáng mà vô cùng thanh cao, sang trọng. - Đó là cách sống không tự đề cao, không tự đặt mình lên trên mọi thứ thông thường ở đời như của những con người tự vui trong cảnh nghèo túng. |
Hỏi: Tại sao nói lối sống của Bác lại là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? | * Một phong cách sống vừa mang vẻ đẹp của đạo đức vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ Sống như Bác đó là sống đẹp. |
Hỏi: Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì? | c. Đặc sắc nghệ thuật của bài viết: - Nghệ thuật: Kết hợp giữa kể và bình luận, so sánh, dẫn thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Sử dụng ngôn ngữ trang trọng (sử dụng loạt từ Hán Việt (Tiết chế, hiền triết, thuần đức, danh nho di dưỡng tinh thần, thanh đạm, thanh cao, …) - Kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, lập luận. - Sử dụng thành công nghệ thuật đối lập, các hình thức so sánh… - Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu trong phong cách và lối sống của Bác, giúp cho bài văn giàu sức thuyết phục.. |
Hỏi: Nêu tác dụng của các biện pháp Nghệ thuật đó? | - Tác dụng: Giúp người đọc cảm nhận sâu sắc nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
Hỏi: Nêu cảm nhận của bản thân khi học xong văn bản? | - Giúp người đọc thấy được sự gần gũi giữa Bác Hồ với các vị hiền triết của dân tộc. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tổng kết: Hỏi: Em hiểu như thế naof là “ cách sống không tự thần thánh hoá khác đời hơn đời”? Hỏi: Em hiểu như thế nào về câu nói: “Cách sống giản dị của Bác là một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống”? Hỏi: Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật văn bản? | III. Tổng kết *Ghi nhớ Sách giáo khoa trang |