Giáo án: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều kiện sử dụng hàm ý: - Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập sách giáo khoa. Hỏi: Nêu hàm ý của những câu in đậm? Hỏi: Tại sao chị Dậu không nói thẳng ra với con? Hỏi: Hàm ý câu nào của chị Dậu rõ hơn? Hỏi: Chi tiết nào cho thấy cái Tư đã hiểu hàm ý trong câu của mẹ? Hỏi: Điều kiện để sử dụng hàm ý là gì? - Người nói, người nghe thuộc đối tượng, tuổi tác như thế nào? - Hàm ý của câu nói? - Người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? | I. Điều kiện sử dụng hàm ý: 1. Bài tập - Câu 1: sau bữa ăn này con không không được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đă bán con-> điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra. - Câu 2: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị, thôn Đoài. - Hàm ý của câu 2 rõ hơn vì cái Tý không hiểu hàm ý của câu thứ nhất. - Sự giãy nảy trong tiếng khóc: U bán con thật đấy ư-> cái Tý hiểu hàm ý. 2. Kết luận: Ghi nhớ sách giáo khoa. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập. Hỏi: Hàm ý của những câu in đậm là gì? Hỏi: Người dùng hàm ý trên có có thành công không? | II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: a. Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ, cô gái. - Hàm ý: mời bác và cô vào nhà uống nước. - Chi tiết: ông liền theo anh thanh niên vào nhà và ngồi xuống ghế -> người nghe hiểu hàm ý. b. Người nói: anh Tấn- người nghe: thím Hai Dương. - Hàm ý: chúng tôi không thể cho được. - Câu nói: Thật là càng giàu…giàu có-> hiểu hàm ý. c. Người nói: Thúy Kiều- người nghe: Hoạn Thư. - Hàm ý: câu 1: mát mẻ, chế giễu: quyền quý như tiểu thư cũng phải đến trước “hoa nô” này ư? - Câu 2: Hãy chuẩn bị nhận lấy sự báo oán thích đáng. - Câu: Hoạn Thư hồn lạc…kêu ca → đã hiểu hàm ý. |
- Học sinh đọc bài tập sách giáo khoa, xác định yêu cầu bài tập. Hỏi: Xác định hàm ý trong câu nói của bé Thu? Vì sao bé Thu phải dùng hàm ý? Bé dùng hàm ý có thành công không tại sao? - Đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Chia lớp làm 2 nhóm. Hỏi: Điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại để có 1 câu có hàm ý từ chối? Hỏi: Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hi vọng” với “con đường”? - Đọc bài tập Hỏi: Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại trong bài: Mây và sóng? Viết thêm câu có hàm ý mời mọc rõ hơn? | 2. Bài tập 2: - Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão. Em không nói thẳng ra bởi vì trước đó đã nói thẳng rồi mà không có hiệu quả và vì bực mình. - Anh Sáu vẫn ngồi im → anh Sáu tỏ ra không hợp tác → không thành công. 3. Bài tập 3 B: Mai mẹ mình muốn mình cùng về quê ngoại. 4. Bài tập 4: - Hàm ý: tuy hi vọng chưa thể nói ra là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thể hiện thì có thể đạt được. 5. Bài tập 5: - 2 câu mở đầu: bọn tớ chơi. - Câu có hàm ý chối: mẹ mình đang…, làm sao. Ví dụ: chơi với bọn tớ thích lắm đấy. |