Giáo án: Mùa xuân nho nhỏ (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích: - Giáo viên hướng dẫn đọc - Học sinh đọc bài thơ - Gọi học sinh đọc chú thích*. Hỏi: Nêu những nét khái quát về tác giả? Hỏi: Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào? - Yêu cầu học sinh giải nghĩa một số từ khó sách giáo khoa | I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc: a. Tác giả: Thanh Hải (1930- 1980) - Quê: Phong Điền- Thừa Thiên Huế. - Hoạt động văn nghệ từ cuối kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mĩ ông ở lại quê hương hoạt động. b. Tác phẩm: - Tháng 11- 1980- không bao lâu trước khi tác giả mất. c. Từ khó: |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích: Hỏi: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? | II. Đọc hiểu văn bản: 1. Thể thơ, phương thức biểu đạt: - Thơ 5 chữ - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm - tự sự miêu tả - nghị luận 2. Bố cục: gồm 4 phần. - Phần 1: Khổ thơ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. - Phần 2: 2 khổ tiếp theo: Cảm xúc về mùa xuân đất nước. - Phần 3: 2 khổ tiếp theo: Suy nghĩ và nguyện ước của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. - Phần 4: Khổ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca Huế. |
Hỏi: Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được tác giả phác họa như thế nào? | 3. Phân tích: 1. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước: * Mùa xuân của thiên nhiên: - Mọc…xanh Bông hoa tím biếc Chim chiền chiện hót → Đảo ngữ, tính từ chỉ màu sắc, động từ → gợi lên vẻ đẹp, sức sống rộn rã, âm thanh nô nức của đất trời khi vào xuân. * Cảm xúc của tác giả: - Ơi, hót chi - Từng giọt…rơi … đưa tay hứng → tiếng gọi thân thương, trìu mến. → ẩn dụ cảm giác → sự trân trọng, say mê, nô nức, ngây ngất của tác giả khi thấy đất trời khi vào xuân. |