Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng kết hợp: kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
3. Thái độ
- Có ý thức đưa yếu tố miêu tả nội tâm vào quá trình viết bài Tập làm văn.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi phần đọc hiểu sách giáo khoa)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Hỏi: Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự?
3. Bài mới
Ở các lớp dưới, các em đã được làm quen với miêu tả, song chủ yếu được đề cập tới là miêu tả ở dạng bên ngoài. Đối với người đó là miêu tả ngoại hình. Trong chương trình Ngữ Văn 9, các em sẽ được cung cấp một số hiểu biết về miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình và nội tâm. Đối tượng miêu tả của nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các em vào bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:

- Yêu cầu học sinh đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - 93

Hỏi: Tìm những câu thơ tả cảnh thiên nhiên trong văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích?

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:

1. Bài tập 1/ Trang 117:

* Nhận xét

- Những câu thơ tả cảnh thiên nhiên:


"Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân …Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia" Và "Buồn trông cửa bể chiều hôm …Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

Hỏi: Dấu hiệu nào cho thấy đây là những câu thơ tả cảnh sắc bên ngoài? (Thời gian, không gian, màu sắc, cảnh vật).

- Dấu hiệu tả cảnh: Đối tượng miêu tả ở những câu thơ này là: Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích (núi, trăng…> thời gian, không gian, màu sắc, cảnh vật. )

Hỏi: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?

Hỏi: Những câu thơ tả cảnh đó giúp em đọc được tâm trạng gì của nhân vật Thuý Kiều? (Đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong thơ văn Trung đại Việt Nam mà Nguyễn Du là người đạt tới đỉnh cao của bút pháp ấy)

- Người ta gọi đây là cách miêu tả nội tâm gián tiếp.

Hỏi: Em hiểu như thế nào về cách miêu tả nội tâm nhân vật gián tiếp? (mượn cảnh vật được miêu tả để nói lên tâm trạng nhân vật -> tả cảnh ngụ tình).

Hỏi: Tìm những câu thơ tả tâm trạng của Thuý Kiều?

* Từ việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp ta cảm nhận được tâm trạng của Thúy Kiều ở đây buồn rầu, tủi hổ, cụ đơn, lẻ loi, lo lắng.

- Tả cảnh cửa bể chiều hôm, ngọn nước lớn, cánh hoa trôi, nội cỏ tàn úa, gió cuốn, tiếng sóng ầm ầm…là phương tiện để thể hiện tâm trạng của Thúy Kiều: cô đơn, nỗi nhớ nhà, quê hương, lo lắng cho thân phận chìm nổi trước cuộc đời, mông lung, lo âu, sợ hãi (nghệ thuật tả cảnh ngụ tình)

- Những câu thơ tả tâm trạng Thúy Kiều:


“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những dày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ ………………………… Có khi gốc tử đã vừa người ôm"

Hỏi: Dấu hiệu nào cho em biết đoạn thơ trên miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều?

Hỏi: Vậy tâm trạng của thuý kiều trong những câu thơ này có cần mượn yếu tố nào để bộc lộ không?

Hỏi: Em hiểu như thế nào về cách miêu tả nội tâm nhân vật trực tiếp? (dùng các từ ngữ miêu tả tâm trạng con người để miêu tả: bẽ bàng, tưởng người…, xót người → ta đọc được tâm trạng nhân vật trực tiếp qua lời thơ miêu tả)

Hỏi: Từ đó em cho biết miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự? (nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Xây dựng nhân vật nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tâm nhằm tái hiện lại những trăn trở dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật -> chân dung tinh thần của nhân vật).

- Dấu hiệu tả tâm trạng: Tập trung miêu tả, nỗi tủi thẹn bẽ bàng, nỗi nhớ về Kim Trọng, cha mẹ, nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người…

→ Tâm trạng Thúy Kiều được bộc lộ trực tiếp trong lời thơ: bẽ bàng, tưởng người…, xót người…

* Miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách, tâm trạng nhân vật, nhằm khắc hoạ “chân dung tinh thần” của nhân vật, tái hiện những niềm vui, hạnh phúc hay những trăn trở, dằn vặt, khổ đau…những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật.

→ Những yếu tố này nhiều khi không thể tái hiện bằng việc miêu tả ngoại hình.

1 Học sinh đọc (Đoạn văn Sách giáo khoa / Trang 117)

Hỏi: Đoạn văn trên nhà văn Nam Cao miêu tả ai, với những đặc điểm gì?

Hỏi: Qua những đặc điểm được miêu tả trên đây, em nhận thấy Lão Hạc đang có những cảm xúc, ý nghĩ gì?

Hỏi: Đoạn văn trên cũng được coi là đoạn văn miêu tả nội tâm của Lão Hạc, em có nhận xét gì về cách miêu tả của nội tâm của tác giả?

Hỏi: Qua các ngữ liệu vừa tìm hiểu trên hãy cho biết có mấy cách miêu tả nội tâm?

→ Có 2 cách miêu tả nội tâm: Trực tiếp + gián tiếp.

Hỏi: Qua ngữ liệu trên, em hiểu thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?

- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

1 học sinh đọc ghi nhớ.

Hỏi: Tìm một số đoạn văn, thơ đã học có yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật.

Hỏi: Miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm có gì khác nhau?

- Miêu tả bên ngoài: Đối tượng là cảnh thiên nhiên, diện mạo, hành động và ngôn ngữ nhân vật-> quan sát trực tiếp.

- Miêu tả bên trong (nội tâm): Đối tượng là suy nghĩ, tình cảm, tính cách, diễn biến tâm trạng của nhân vật, nhìn chiều sâu tâm trạng nhân vật -> trực tiếp, gián tiếp.

2. Bài tập 2/ Trang 117:

* Nhận xét

- Đoạn văn miêu tả Lão Hạc với những đặc điểm về nột mặt, đầu… (tư thế)

→ Tâm trạng đau khổ, dằn vặt của Lão Hạc khi bán con Vàng.

→ Miêu tả nội tâm Lão Hạc qua nét mặt, cử chỉ -> cách miêu tả gián tiếp.

3. Kết luận: ghi nhớ Sách giáo khoa / Trang 117.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.

Hỏi: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằng văn xuôi?

* Hướng dẫn:

- Khi thuật lại bằng văn xuôi phải miêu tả được diện mạo của Mã Giám Sinh để làm nổi bật tính cách nhân vật. (Quá niên trạc tuổi tứ..... bảnh bao)

- Khi thuật nội tâm Thuý Kiều cần diễn tả được tâm trạng của Kiều qua các câu thơ miêu tả của Nguyễn Du bởi ông sử dụng các hình ảnh ước lệ tượng trưng để tả Thúy kiều:

“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà... ngại ngùng dợn gió.... mặt dày)

.... Nỗi buồn như cúc điệu gầy như mai”

- Chú ý lựa chọn ngôi kể: Kể theo ngôi thứ 3 hoặc ngôi thứ nhất.

III. Luyện tập:

1. Bài tập 1/ Trang 117

Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có mụ mối đã đánh hơi thấy món hời liền sốt sắng dẫn theo một gã đàn ông đến. Trông bề ngoài, anh ta đã ngoài 40 tuổi, ăn mặc chải chuốt tới mức đỏm dáng, trai lơ. Cách ăn mặc cầu kì của anh ta khiến người ta có thể đoán được đây là một gã đàn ông vô công rồi nghề hoặc thuộc loại ăn chơi đàn đúm. Khi vào nhà Vương Ông, gia chủ chưa kịp mời thì gã đã ngồi tót lên ghế một cách thật lỗ mãng, xấc xược. Đến khi chủ nhà hỏi han trò chuyện thì gã ta bộc lộ rõ chân tướng của một kẻ vô học bằng những câu trả lời cộc lốc, trống không. Gã có vẻ đắc chí ngồi gật gù ngắm nhìn mụ mối giở trò vén tóc, nắm tay... để “kiểm tra” mặc cả đúng nòi con buôn.

Trong khi mụ mối và Mã Giám Sinh dường như đang say mồi với một cuộc mua bán thì nàng Kiều đáng thương của chúng ta chết lặng đi trong nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề, nàng bước đi mà hai hàng lệ tuôn trào.

Là người luôn ý thức được nhân phẩm, nàng đau đớn, xót xa cho số phận ngang trái, tình duyên lỡ làng, dang dở, kiếp mệnh đa đoan; uất ức "nỗi nhà" bị vu oan giá hoạ. Bao trùm lên tâm trạng Kiều ở đây là sự đau đớn, tủi hổ)

Nàng đâu ngờ rằng cuộc đời mình lại đến nông nỗi này,.. một người con gái tài hoa nhan sắc, khuê các bỗng trở thành món hàng bị người ta đen ra mặc cả bán mua...

Cuối cùng thì cuộc mặc cả cũng đến hồi kết thúc, chao ôi, một người con gái xinh đẹp tài hoa, sắc sảo và đoan trang, hiếu thảo nhường ấy mà cuối cùng cũng chỉ là một món hàng được định giá “ngoài 400” thật khiến cho ta đau lòng.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2

Hỏi: Đóng vai nàng Kiều, em hãy viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó trưc tiếp bộc lộ tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.

*Gợi ý: Sau khi chuyện đó xảy ra tâm trạng của em như thế nào? Phải miêu tả được nội tâm của em lúc đó ra sao?

2. Bài tập 2 / Trang 117

- Tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư: oán giận, hả hê (lời lẽ mềm mỏng, lễ phép, những thực ra là đang châm biếm, mỉa mai, chì chiết -> Nghe Hoạn Thư "trình bày" phân vân vì khó xử -> quyết tha bổng cho Hoạn Thư.

3. Bài tập 3/ Trang 117

Kể lại diễn biến sự việc, chú ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay với bạn (ví dụ: tâm trạng băn khoăn, hối hận khi việc không hay đó đã xảy ra)

4. Củng cố - luyện tập
- Hệ thống nội dung bài học
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - vai trò của nó
- 2 cách miêu tả nội tâm
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học bài + xem lại và hoàn thành các bài
- Chuẩn bị cho chương trình địa phương phần văn.
- Sưu tầm các tác giả quê hương VP và các tác phẩm viết về quê hương VP.