Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Các yêu cầu của thể loại tự sự (Nhân vật, sự việc, cốt truyện…)
- Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng
- Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức ham học đọc và và tắt các văn bản đã học.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi sách giáo khoa)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện:
Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
Hỏi: Thế nào cách dẫn trực tiép và cách dẫn gián tiếp?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
- Giới thiệu bài mới: tóm tắt văn bản tự sự là kể lai cốt truyện để người đọc hiểu nội dung cơ bản của tác phẩm ấy. Khi tóm tắt cần phải căn cứ vào yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là sự việc và nhân vật chính có thể xen kẽ các yếu tố bổ trợ…
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Tìm hiểu sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.

- Yêu cầu học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập

- Hướng dẫn học sinh phân tích các tình huống

– Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.

Hỏi: Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự?

⇒ Giáo viên giảng giải

Hỏi: Nêu các tình huống cần vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự?

→ Kể lại chuyến du lịch của em và gia đình cho bạn của em nghe, kể lại câu chuyện em được đọc mà bạn em chưa biết...

I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:

1. Bài tập

* Nhận xét:

- Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng có đủ thời gian điều kiện để trực tiếp xem phim, đọc các tác phẩm văn học vì thế việc tóm tắt văn bản là nhu cầu cần thiết. Tóm tắt để người đọc người nghe dễ nhớ, dễ thuộc nội dung chính của văn bản, làm nổi bật sự việc chính, nhân vật chính dễ dàng hơn.

Hỏi: Nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự?

* Các bước tóm tắt văn bản tự sự:

+ Đọc kỹ, nắm chắc chủ đề tác phẩm.

+ Xác định nội dung chính.

+ Sắp xếp nội dung chính theo trình tự hợp lý.

+ Tóm tắt lại bằng lời văn của mình.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản tự sự.

- Yêu cầu học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập

Hỏi: Các sự việc đã được nêu đầy đủ chưa? Còn thiếu sự việc nào không? Đó là sự việc gì, vì sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?

II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự

1. Bài tập 1/ Trang 58

* Nhận xét:

a. Còn thiếu một sự việc là:

- Một đêm Trương Sinh ngồi cùng con và người con chỉ vào bóng của Trương Sinh nói đó chính là người hay đến với mẹ. Nghe con nói bấy giờ Trương Sinh mới hiểu nỗi oan của vợ.

- Đó là sự việc quan trọng vì đó là sự việc chứng minh cho nỗi oan của Vũ Nương khiến cho Trương Sinh day dứt về hành động tội lỗi của mình.

Hỏi: Các sự việc trên đã hợp lý chưa có phải thay đổi không?

b. Giữ nguyên 4 sự việc đầu và thêm vào sự việc đã nêu trên sau sự việc 4. Các sự việc tiếp theo giữ nguyên.

- Yêu cầu học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập

- Yêu cầu học sinh viết văn bản tóm tắt truyện: “ Người con gái Nam Xương” khoảng 20 dòng.

- Yêu cầu học sinh đọc văn bản vừa tóm tắt trước lớp.

- Gọi học sinh nhận xét chéo

- Giáo viên nhận xét và bổ sung

Hỏi: Nếu phải tóm tắt văn bản này ngắn hơn em sẽ phải tóm tắt như thế nào để vẫn giữ được nội dung chính của văn bản?

Hỏi: Từ các bài tập trên em hãy nêu muc đích và cách tóm tắt văn bản tự sự:

2. Bài tập 2/ Trang 59

+ Tóm tắt:

Vũ Thị Thiết- người con gái quê ở Nam Xương, đẹp người đẹp nết được chàng Trương con nhà hào phú đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Vợ chồng xum vầy chưa được bao lâu thì chàng Trương phải đầu quân đi lính. Mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà dần sinh bệnh ốm rồi mất. Một năm sau giặc tan Trương Sinh trở về nghe lời con nhỏ nghi oan cho vợ không chung thuỷ. Vì oan ức Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn. Một hôm hai cha con ngồi bên đèn, bé Đản chỉ vào bóng cha nói rằng đó là cha nó, chàng Trương lúc này mới hiểu nỗi oan của vợ. Gieo mình xuống sông, Vũ Nương được tiên nữ cứu sống gặp Phan Lang là người cùng làng. Vũ Nương bèn gửi hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Nghe lời Phan Lang kể lại Trương Sinh lập một đàn rửa oan. Vũ Nương trở về lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh vận dụng làm bài tập.

- Yêu cầu học sinh đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản: “Lão Hạc”

- Yêu cầu học sinh trình bày

- Giáo viên nhận xét bổ sung

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 ở nhà.

2. Ghi nhớ Sách giáo khoa / Trang 59

III. Luyện tập

1. Bài tập 1/ Trang 59

+ Lão Hạc - một người nông dân trước cách mạng tháng tám nghèo khổ, vợ mất sớm không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai của lão phẫn trí bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Trước khi đi, người con mua cho lão một con chó vàng để lão ngày đêm bầu bạn, lão đặt tên con chó là “Cậu Vàng”. Lão Hạc yêu quý con chó với một tình cảm rất đặc biệt, chăm sóc nó giống như con của mình. Năm ấy mùa màng thất bát, đói kém do thiên tai. Dân làng đổ đi làm thuê làm mướn nhiều, vì già yếu không làm được việc nặng nên lão Hạc bị mất việc làm, hoa màu trong vườn lại thất thu. Lão Hạc đói khổ không đủ cơm ăn, không còn nuôi được con chó, lão đành phải bán nó. Bán chó xong Lão gom tiền gửi ông giáo giữ hộ, nhờ ông giáo trông nom mảnh vườn. Một hôm lão đến xin Binh Tư một ít bả chó. Thế rồi đột nhiên Lão chết một cái chết thật đau đớn, không ai biết vì sao lão chết ngoài ông giáo và Binh Tư.

4. Củng cố - luyện tập
Hệ thống nội dung bài.
Hỏi: Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự:
Hỏi: Cách thức tóm tắt một văn bản tự sự?
- Đọc lại ghi nhớ.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Về nhà làm hết bài tập trong sách giáo khoa?
- Chuẩn bị: Sự phát triển của từ vựng.