Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Kiểm tra về thơ - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Kiểm tra về thơ - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Kiểm tra năng lực đọc - hiểu, cảm thụ và những hiểu biết về thơ hiện đại sau khi học xong mạch kiến thức này trong chương trình Ngữ văn 9.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra độc lập, trình bày bài kiểm tra.
3. Thái độ
- Có ý thức học tập, làm bài độc lập và ý thức tự giác, nghiêm túc trong làm bài.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Sách giáo khoa, sách giáo viên đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài (ra đề)
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Ra đề: Khung ma trận đề kiểm tra:
Mức độNhận biếtThông HiểuVận dụngCộng
Tên Chủ đềThấpCao
Chủ đề 1: Bài thơ “Viếng lăng Bác”

- Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong bài thơ

- Hiểu được mạch cảm xúc của bài thơ

Số câu:Số câu: 2Số câu: 2
Tổng điểm:Số điểm: 2Số điểm: 2
Tỷ lệ %Tỉ lệ: 20%Tỉ lệ: 20%
Chủ đề 2: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

- Chép được khổ thơ đầu của bài thơ,

Hiểu được ước nguyện cống hiến của nhà thơ đối với đất nước.

- Hiểu được hình ảnh mùa xuân đất nước trong cảm nhận của nhà thơ.

Số câu:Số câu: 2Số câu: 1Số câu: 3
Tổng điểm:Số điểm: 1Số điểm: 0.5Số điểm: 1.5
Tỷ lệ %Tỉ lệ: 10%Tỉ lệ: 5%Tỉ lệ: 15%
Chủ đề 3: Bài thơ “Sang thu”Nhận biết chủ đề bài thơCảm nhận được được những đặc sắc của bài thơ.Phân tích được những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Số câu:Số câu: 1Số câu: 1Số câu: 1Số câu: 3
Tổng điểm:Số điểm: 0.5Số điểm: 0.5Số điểm: 5Số điểm: 6
Tỷ lệ %Tỉ lệ: 5%Tỉ lệ: 5%Tỉ lệ: 50%Tỉ lệ: 60%
Chủ đề 4: Bài thơ "Nói với con"Hiểu được ý nghĩa ngợi ca của bài thơ và điều nhắn gửi của nhà thơ.
Số câu:Số câu: 1Số câu: 1
Tổng điểm:Số điểm: 0.5Số điểm: 0.5
Tỷ lệ %Tỉ lệ: 5%Tỉ lệ: 5%
Số câu:Số câu: 3Số câu: 5Số câu: 1Số câu: 9
Tổng điểm:Số điểm: 1.5Số điểm: 3.5Số điểm: 5Số điểm: 9
Tỷ lệ %Tỉ lệ: 15%Tỉ lệ: 35%Tỉ lệ: 50%Tỉ lệ: 100%

III. Phần trắc nghiệm:
Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Bài thơ nào thể hiện sự quan sát và cảm nhận tinh tế về thiên nhiên lúc giao mùa?
A. Mùa xuân nho nhỏ
B. Sang thu.
C. Viếng lăng Bác.
D. Nói với con.
Câu 2. Hình ảnh mùa xuân đất nước trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được cảm nhận như thế nào?
A. Ồn ào, hối hả
B. Náo nức, ồn ào
C. Hối hả, xôn xao.
D. Tưng bừng, xôn xao
Câu 3. Trong bài thơ: “Viếng lăng Bác” hình ảnh “ mặt trời trong lăng” có ý nghĩa gì?
A. So sánh Bác rực rỡ, tỏa sáng như mặt trời.
B. Ca ngợi công lao của Bác với non sông, đất nước ta.
C. Khẳng định niềm tin Bác còn sống mãi với non sông đất nước.
D. Tất cả các ý nghĩa trên.
Câu 4. Khát vọng dâng hiến cho cuộc đời được tác giả nói đến trong bài thơ: “ Mùa xuân nho nhỏ” thể hiện điều gì trong tâm hồn nhà thơ?
A. Lặng lẽ, khiêm nhường.
B. Sôi nổi, ồn ào.
C. Nghiêm trang, thành kính.
D. Có cho và có nhận.
Câu 5. Nhận xét nào đúng về nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Sang thu”
A. Ngôn ngữ trong sáng, cô đọng.
B. Lời thơ tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
C. Ý thơ hàm xúc tràn đầy tình cảm.
D. Hình ảnh chọn gợi tình cảm nhiều hơn tả thực.
Câu 6. Sáng tác bài thơ: “Nói với con: nhà thơ Y Phương muốn ca ngợi điều gì?
A. Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái.
B. Ca ngợi sức sống bền bỉ của quê hương.
C. Ca ngợi lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
D. Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, gìn giữ bản sắc dân tộc.
IV. Phần tự luận:
Câu 7. (0.5 điểm) Chép thuộc lòng khổ thơ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
Câu 8. (1.5 điểm) Nêu mạch cảm xúc của bài “ Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương?
Câu 9. (5 điểm) Phân tích bài thơ: “ Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm: mỗi câu đúng 0.5 điểm
Câu123456
Đáp ánBCBABD
II. Phần tự luận:
Câu 7 (0.5 điểm)
Học sinh chép thuộc lòng 6 câu thơ đầu bài thơ:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Câu 2 (1.5 điểm): Học sinh nêu mạch cảm xúc của bài thơ “ Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương
- Cảm xúc bao trùm lên toàn bộ bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau xót khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở hình ảnh hàng tre. Tiếp đó là cảm xúc về hình ảnh dòng người ngày ngày vào lăng viếng Bác như bất tận. Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng là cảm xúc và suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng là niềm nguyện ước thiết tha khi sắp phải xa Bác, trở về miền Nam.
Câu 3 (5 điểm):
* Yêu cầu về hình thức: bài làm đúng kiểu bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bài làm có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Lời văn rõ ràng, giản dị trong sáng, đặt câu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc lô gic. Viết đúng chính tả.
* Yêu cầu về nội dung:
1. Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Hữu Thỉnh – nhà thơ trẻ trưởng thành từ thời kháng chiến chống Mĩ. - hồn thơ nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên làng quê.
- Bài thơ sánh tác vào năm 1977- một trong những bài thơ hay – tiêu biểu của nhà thơ Hữu Thỉnh. Bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả về những biến chuyển của cảnh vật, đất trời, dấu hiệu của thời tiết trong thời điểm giao mùa từ hạ sang thu. Ngôn ngữ thơ và hình ảnh giàu sức gợi cảm để lại sâu sắc trong lòng người đọc (0,5)
2. Thân bài: Bài viết làm nổi bật các luận điểm:
- Cảm nhận tinh tế nhạy cảm của nhà thơ trước những thay đổi nhẹ nhàng của cảnh vật.
- Cảm nhận qua khứu giác, hương ổi trong gió se - gió mang hơi lành lạnh, se se vào buổi sớm tinh mơ, không gian mát mẻ dễ chịu. Hương ổi cũng rất đặc biệt thơm tho ngạt ngào tạo thành luồng, khiến cho ngọn gió cũng trở nên thơm tho, qua từ miêu tả rất tinh tế “phả” (0,25)
- Cảm nhận qua thị giác: làn mùa thu sương thu mong manh giăng mắc nhẹ nhàng nơi ngõ sóm. Bằng từ miêu tả nhân hóa “ chùng chình” khiến ta cảm nhận như làn sương cố ý đi chậm lại vẫn vương trong sáng mùa thu tạo nên một không gian huyền ảo rất riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ. (0,5)
- Dấu hiệu mùa thu vẫn còn rất nhẹ nhàng nên ta giả đã chon một từ ngữ rất nhẹ nhàng để thông báo về nó thể hiện cách nhận định về mùa thu chưa thực sự chắc chắn chưa rõ ràng “ Hình như thu đã về”. (0,5)
- Mặc dù dấu hiệu mùa thu mới chỉ dừng lại ở mức độ “hình như” nhưng cảnh vật vẫn mang những dấu hiệu của mùa thu: Dòng sông như được nghỉ ngơi sau mùa lũ ồn ào của mùa hạ “ được lúc dềnh dàng” chảy thong thả, chầm chậm, nhẹ nhàng, và làn nước cũng dần trở lại trong xanh. (0,5)
Nhưng đối lập với vẻ nhẹ nhàng nhàn hạ của dòng sông thì cánh chim lại bắt đầu vội vã hơn bay về phương nam trước khi mùa đông giá lạnh trở về. (0,5)
- Hình ảnh đám mây mùa hạ lại mang một vẻ đẹp đặc biệt “ vắt nửa mình sang thu”. Thật khó để diễn tả thế nào là đám mây vắt nửa mình sang thu. Có lẽ đó là đám mây trắng đục xốp nhẹ còn vương trên nền trời đã bắt đầu trong xanh. Tạo nên vẻ đẹp diệu kì cho bầu trời mùa thu. (0,5)
- Từ những biến đổi trong không gian và cảnh vật nhà thơ chuyển sang cảm nhận vể những biến chuyển của thời tiết và suy ngẫm về mùa thu trong cuộc đời.
- Nắng hạ vẫn còn đó nhưng những cơn mưa bất chợt của mùa hạ đã vơi dần, Trên hàng cây đã trải qua bao cuộc chuyển mùa tiếng sấm cũng bớt bất ngờ hơn. (0,25)
- Từ hình ảnh nắng mưa sấm tác giả liên tưởng tới cuộc đời con người, Mùa thu cũng giống như con người khi đã trải qua bao thăng trầm biến động dữ dội của tuổi trẻ. Như hàng cây đứng tuổi vững vàng trước những biến động của thời tiết. Con người cũng trở nên tự tin vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh. (0,5)
- Cách sử dụng từ ngữ tinh tế giàu sắc thái biểu cảm, phép tu từ nhân hóa dòng sông, cánh chim, đám mây, hàng cây khiến cho cảnh vật mùa thu trở nên có hồn. (0,5)
3. Kết bài:
- Cảnh vật đất trời sang thu được nhà thơ quan sát cảm nhận tinh tế của một tâm hồn yêu thiên nhiên. Dấu hiệu thu về rất nhẹ nhàng trong chiều chuyển động có cái nhanh, có cái chậm nhẹ nhàng mà rõ rệt. Từ mùa thu nhà thơ thể hiện sự suy ngẫm về cuộc đời. Cách sử dụng từ ngữ miêu tả giàu sắc thái biểu cảm tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ. (0,5)
4. Củng cố, luyện tập:
- Thu bài, nhận xét ý thức làm bài.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Xem lại bài làm.
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần Tập làm văn.