Trang chủ
> Lớp 9
> Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn
> Giáo án: Kiểm tra phần tiếng việt lớp 9 học kì II - Ngữ Văn lớp 9
Giáo án: Kiểm tra phần tiếng việt lớp 9 học kì II - Ngữ Văn lớp 9
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp học sinh: Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập phân môn tiếng Việt của học sinh trong học kỳ II.
2. Kĩ năng
- Làm bài kiểm tra độc lập, kĩ năng trình bày bài kiểm tra.
3. Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài, ra đề.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, ôn tập tốt cho giờ kiểm tra.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: Phát đề
* Khung ma trận đề kiểm tra tiếng Việt:
Mức độ | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
---|---|---|---|---|---|
Tên CĐ | Thấp | Cao | |||
Chủ đề 1: Từ loại, cụm từ. | Xác định được cụm danh từ. | ||||
Số câu: | Số câu: 1 | Số câu: 1 | |||
Số điểm: | Số điểm: 0.5 | Số điểm: 0.5 | |||
Tỷ lệ: | Tỷ lệ: 5% | Tỷ lệ: 5% | |||
Chủ đề 2: Thành phần phụ của câu, câu ghép | Xác định được trạng ngữ, khởi ngữ trong câu, và kiểu quan hệ các vế câu. xác định câu ghép | Chuyển câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ. | |||
Số câu: | Số câu: 4 | Số câu: 1 | Số câu: 5 | ||
Số điểm: | Số điểm: 3 | Số điểm: 1.5 | Số điểm: 4.5 | ||
Tỷ lệ: | Tỷ lệ: 30% | Tỷ lệ: 15% | Tỷ lệ: 45% | ||
Chủ đề 3: Thành phần biệt lập, liên kết câu. | Xác định các phép liên kết câu | Viết được 1 đoạn văn có sử dụng. Các kiểu câu phân loại, thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập. | |||
Số câu: | Số câu: 1 | Số câu: 1 | Số câu: 2 | ||
Số điểm: | Số điểm: 2 | Số điểm: 3 | Số điểm: 5 | ||
Tỷ lệ: | Tỷ lệ: 20% | Tỷ lệ: 30% | Tỷ lệ: 50% | ||
Tổng số câu: | Số câu: 5 | Số câu: 1 | Số câu: 1 | Số câu: 1 | Tổng số câu: 8 |
Tổng số điểm: | Số điểm: 3.5 | Số điểm: 2 | Số điểm: 1.5 | Số điểm: 3 | Tổng số điểm: 10 |
Tỷ lệ: | Tỷ lệ: 35% | Tỷ lệ: 20% | Tỷ lệ: 15% | Tỷ lệ: 30% | Tỷ lệ: 100% |
A. Đề bài:
I. Trắc nghiệm (2đ)
Trả lời câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng
Câu 1: Trong câu “Tôi mặc chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi và 1 cái quần đến đầu gối cũng bằng da dê. ” có bao nhiêu cụm danh từ.
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ? Hãy gạch chân phần trạng ngữ trong câu đó.
A. Ngày hôm sau, khi đến trường một tiếng cười ác ý đón em.
B. Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng.
C. Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần.
D. Tôi rẩt thích bóng đá.
Câu 3: Quan hệ giữa các vế trong câu sau là quan hệ gì? “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng”
A. Quan hệ điều kịên
B. Quan hệ tương phản
C. Quan hệ nguyên nhân
D. Quan hệ tăng tiến
Câu 4. Câu văn: “Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to”. thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đơn
B. Câu ghép
C. Câu đặc biệt
D. Câu rút gọn
II. Tự luận (8 điểm):
Câu 5.(2 điểm) Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau và chỉ ra những từ ngữ có tác dụng liên kết.
(1) Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. (2) Bản năng trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. (3)Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. (4) Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. (5) Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
Câu 6: (1,5 điểm) Tìm khởi ngữ trong các câu văn sau đây:
a. Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả bom dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.
b. Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền.
c. Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.
Câu 7. (1,5 điểm) Từ câu sau tạo thành 3 câu có chứa khởi ngữ “Tôi rất thích học Toán”
Câu 8. (3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có sử dụng khởi ngữ và thành phần tình thái (gạch chân các thành phần đó)
B. Đáp án:
I. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | B | A | C | B |
II. Tự luận:
Câu 5: Phép đồng nghĩa: Bản chất trời phú - sự thông minh nhạy bén
Phép nối: Nhưng;
Phép thế: ấy;
Phép lặp: Thông minh- thông minh, lỗ hổng - lỗ hổng
Câu 6: mỗi ý đúng 0,25 điểm
a. Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai qủa bom dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.
b. Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền.
c. Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.
Câu 7: Toán, tôi rất thích học
Học, tôi rất thích Toán
Thích, tôi thích học Toán
Câu 8: Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến. Sau năm 1975 nhà văn có những chuyển biến về tư tưởng và nghệ thuật trong phong cách sáng tác góp phần đổi mới văn học nước nhà. Về đề tài tư tưởng “Bến quê” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho sự đổi mới trong sáng tác của nhà văn. Dường như Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến người đọc một thông điệp cần tránh xa những vòng vèo, chùng chình trong cuộc đời để hướng tới những giá trị bình dị, gần gũi, đích thực và vững bền của cuộc sống.
4. Củng cố, luyện tập:
- Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Xem bài cũ.
- Chuẩn bị: Luyện tập viết hợp đồng