Giáo án: Hoàng Lê nhất thống chí (Tiết 2) - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản (tiếp) - Gọi học sinh đọc phần 1 Hỏi: Trong khoảng thời gian ngắn từ 24/11 đến 30/12/1788, khi nhận được tin cấp báo của Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết thì Nguyễn Huệ đã có thái độ và quyết định gì? Ông đã làm được những việc gì? Điều đó chứng minh ông là người có phẩm chất gì? | 3. Phân tích: a. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ: - Nhận được tin quân Thanh chiếm Thăng Long Nguyễn Huệ vô cùng tức giận, không hề nao núng: “định thân chinh cầm quân đi ngay”. - Trong vòng một tháng (24/11 đến 29/12/1788) ông đã làm được rất nhiều việc lớn: làm lễ lên ngôi; đốc xuất đại binh ra Bắc; gặp La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp; tuyển quân ở Nghệ An; phủ dụ tướng sĩ; định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau khi chiến thắng. |
Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về ông, qua những hành động việc làm trên của ông? | ⇒ Ông là người bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ và quyết đoán trước những biến cố lớn. |
Hỏi: Đến Nghệ An Vua Quang Trung đã làm những việc gì? Ông làm thế nào để tuyển nhanh chóng một số lượng quân lớn như vậy? Em có nhận xét gì về tài thu phục lòng quân của ông? | - Ở Nghệ An → gặp gỡ người cống sĩ tham khảo ý kiến; kén lính “ba suất đinh thì lấy một người” - Ông cực kỳ nhạy bén trong việc dụ binh, thu phục lòng quân: bài hịch “đất nào sao ấy” ngắn gọn, hào hùng, khích lệ lòng yêu nước và truyền thống quật cường dân tộc. |
Hỏi: Em nhận xét như thế nào về việc lựa chọn tướng dưới quyền của ông khi ông nói chuyện với bọn Sở, Lân? | - Nguyễn Huệ rất sáng suốt trong việc lựa chọn tướng tài. Hiểu được tường tận năng lực của tướng sĩ, khen chê đúng người đúng việc. |
Hỏi: Em có nhận xét gì về tài thu phục lòng quân và việc dùng tướng của vua Quang Trung? Hỏi: Lời tuyên bố chiến thắng trong buổi tiệc ra quân của Vua Quang Trung có chủ quan không? Em có nhận xét như thế nào về tầm nhìn chiến lược của vua? | ⇒ Ông là người có trí tuệ sáng suốt sâu sắc và nhạy bén. ⇒ Người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: mới khởi binh mà đã tuyên bố chiến thắng chắc như đinh đóng cột, chuẩn bị cả phương lược ngoại giao sau khi dẹp yên giặc. |
Hỏi: Làm thế nào để ông có thể chỉ đạo một đội quân hành quân thần tốc đến như vậy? Hỏi: Từ đó em nhận xét như thế nào về cách hoạch định kế hoạch đánh giặc và tài cầm quân của ông? - Giáo viên giảng bình chốt lại nội dung cơ bản | ⇒ Tài dụng binh như thần: chiến dịch hành quân thần tốc ngày 25 rời Phú Xuân - Huế → ngày 29 đến Nghệ An, ngày 30 bắt đầu xuất quân ở Nghệ An, dự định ngày 7 tháng giêng (7 ngày) sẽ ăn tết ở Thăng Long (đoạn đường khoảng 650 km → 10 ngày đi bộ) Thực tế: ngày 5 tết đã đến Thăng Long → đến nơi đội ngũ vẫn tinh nhuệ đánh cho quân Thanh tan tác → tài tổ chức cầm quân. |
Hỏi: Chủ trương trong kế hoạch đánh giặc của vua Quang Trung như thế nào? - Tổ chức thảo luận theo nhóm Hỏi: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung trong chiến trận được miêu tả như thế nào? - Cho các nhóm nhận xét chéo Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về hình ảnh ấy? Hỏi: Theo em nguồn cảm hứng nào đã khiến cho tác giả vốn rất không có thiện cảm với nhà Tây Sơn lại khắc hoạ hình ảnh người anh hùng Quang Trung đẹp đến như vậy? | * Anh hùng Quang Trung trong chiến trận: - Chủ chương đánh là thắng, chiến đấu dũng mãnh, quyết tử, quân đội nghiêm minh. - Vua Quang Trung cưỡi voi thân chinh cầm quân - một tổng chỉ huy chiến dịch: vừa hoạch định phương lược tiến đánh vừa tổ chức quân sỹ, thống lĩnh một mũi tiên phong -> Tạo nên trận thắng đẹp áp đảo kẻ thù. ⇒ Hình ảnh người anh hùng Quang Trung được khắc hoạ thật oai phong lẫm liệt, bừng bừng khí tiết-một hình ảnh đep hào hùng về người anh hùng trong lịch sử văn hóa dân tộc. - Tác giả tôn trọng sự thật lịch sử, đồng thời chiến công oanh liệt của vua tôi Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của toàn dân tộc khiến cho tác giả có những trang viết thật chân thực, sinh động. - Mặt khác, các ông cũng thấy rõ sự: Suy đồi, kém cỏi, hèn mạt của vua, chúa thời Lê - Trịnh. |
Hỏi: Em có nhận xét gì về tên tướng giặc Tôn Sĩ Nghị | b. Hình ảnh bọn xâm lược và bè lũ vua tôi bán nước * Sự thảm bại của quân xâm lược nhà Thanh + Tổng đốc Tôn Sỹ Nghị: - Mưu cầu lợi riêng, bất tài, không biết mình, biết địch, kiêu căng, chủ quan, tự mãn. |
Hỏi: Khi tiến vào thành Thăng Long quân Thanh có gặp bất kì trở ngại nào không? Chúng có thái độ như thế nào? | - Khi tiến vào thành Thăng Long quân Thanh không gặp bất kì một trở ngại nào, khiến chúng chủ quan kiêu căng cho là vô sự không đề phòng gì. |
Hỏi: Chúng đối phó như thế nào khi bị quân Tây Sơn đánh bất ngờ? Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về quân xâm lược nhà Thanh? | - Bị đánh bất ngờ, không kịp trở tay, sợ hãi, xin hàng hoặc bỏ chạy toán loạn. → Đó là đội quân ô hợp, tướng bất tài, quân hèn nhát |
Hỏi: Nhà Lê đối phó như thế nào khi quân Thanh sang xâm lược nước ta? Hỏi: Khi quân Thanh thua nhà Lê đã rơi vào thảm cảnh như thế nào? Hỏi: Tác giả kể chuyện với thái độ như thế nào? Hỏi: Thái độ ấy có gì khác khi tác giả nói về vua tôi Lê Chiêu Thống? Hỏi: Em nhận xét như thế nào về vương triều Lê? - Chuyển ý: | * Bọn vua tôi bán nước: - Nhà Lê dựa vào nhà Thanh để bảo vệ lợi ích riêng của dòng họ. Đem đất nước đặt vào tay giặc (bán nước cầu vinh). - Chạy theo giặc hòng thoát thân -> đó chính là nỗi nhục của triều đại. - Lời văn kể chuyện với thái độ chân thực, hả hê trước sự thất bại thảm hại của quân xâm lược. - Tác giả không khỏi ngậm ngùi trước sự tàn tạ của vương triều mà mình đã từng yêu quý. ⇒ Một vương triều đã đến ngày tàn tạ suy vong tất yếu, chạy theo giặc, bán nước cầu vinh trong lịch sử nhà nước phong kiến. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tổng kết: Hỏi: Em cảm nhận được gì về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm sau khi học văn bản? - Gọi học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét và bổ sung - Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa | III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: Kể, tả chân thực thể hiện rất rõ cảm xúc. 2. Nội dung: Là bức tranh sinh động về người anh hùng Nguyễn Huệ - một vị vua văn võ song toàn. Đồng thời, cũng thấy được tình cảnh thất bại ê chề, khốn đốn, nhục nhã của bọn vua quan bán nước Lê Chiêu Thống. * Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 72 |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một đoạn văn ngắn miêu tả chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung (tối 30 đến ngày 5 tết kỉ dậu) | IV. Luyện tập: |