Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Đoàn thuyền đánh cá (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9

Giáo án: Đoàn thuyền đánh cá (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9

I. Mục tiêu bài học
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức
- Học sinh có những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nắm được bố cục của bài thơ và hình ảnh người lao động trong thiên nhiên.
- Cảm hứng về lao động, đa dạng trước cuộc sống mới, ngôn ngữ tinh tế
2. Kĩ năng
- Đoc diễn cảm một tác phẩm thơ hiện đại. Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật trong bài thơ.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức ham học biết yêu thiên nhiên, yêu lao động và tự hào về đất nước, con người lao động.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
+ Soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn tri thức kĩ năng.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi đọc hiểu, làm bài tập sách giáo khoa)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
* Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
Hỏi: Hãy nêu những cảm nhận của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài: “Bài thơ về tiểu độ xe không kính”?
3. Bài mới
- Đoàn thuyền đánh cá là 1 bài thơ đặc sắc trong chùm thơ của Huy Cận viết về vùng trời, vùng mỏ, lãnh hải Quảng Ninh- Hạ Long ca ngợi cuộc sống lao động tập thể tràn ngập niềm vui lãng mạn, hào hứng của những người dân đánh cá xa bờ.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc: giọng vui, phấn chấn nhịp vừa phải

Khổ 2,3,7 giọng đọc cần cao hơn, nhịp nhanh hơn

Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn - 2 học sinh đọc văn bản

Giáo viên nhận xét cách đọc

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc:

- Học sinh đọc chú thích sách giáo khoa

Hỏi: Em hãy nêu những nét cơ bản về nhà thơ Huy Cận?

2. Chú thích

a) Tác giả: Tên đầy đủ là Cù Huy Cận (1919 - 2005) quê Hà Tĩnh

- Ông là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới với tập "Lửa thiêng" 1940

- Thơ ca sau cách mạng tràn ngập niềm vui tươi, tình yêu cuộc sống là 1 trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam

- Năm 1996 ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Tác phẩm chính: Lửa thiêng (1940); Trời mỗi ngày lại sáng (1958)

Hỏi: Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào? in trong tập thơ nào của tgiả? (Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Sau đó hồn thơ Huy Cận thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước lao động và niềm vui trước cuộc sống mới)

- Giáo viên so sánh 2 bài thơ: Tràng Giang (trước Cách mạng tháng 8) và Đoàn thuyền đánh cá (sau Cách mạng tháng 8)

b) Tác phẩm:

- Bài thơ được sáng tác năm 1958 và in trong tập "Trời mỗi ngày lại sáng" nhân chuyến ông đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh

c) Từ khó (Sách giáo khoa)

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản:

- Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá.

Hỏi: Dựa vào trình tự ấy xác định bố cục của bài thơ? Nội dung của mỗi đoạn là gì?

II. Đọc hiểu văn bản

1. Thể loại - Phương thức biểu đạt

- Thơ tự do

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm+kết hợp miêu tả

2. Bố cục:

* Gồm 3 đoạn:

- Hai khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng nô nức của con người

- Bốn khổ tiếp: Cảnh hoạt động của đoàn thuyền trên biển ban đêm

- Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.

- Học sinh đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu

Bài thơ là những bức tranh lộng lẫy lung linh sắc màu, vang động âm thanh, vừa thực vừa lãng mạn về thiên nhiên và lao động. Trước hết là cảnh đoàn thuyền ra khơi trong thời điểm hoàng hôn buông xuống và tâm trạng con người.

Hỏi: Hình dung của em về cảnh hoàng hôn xuống biển dựa theo liên tưởng và tưởng tượng của nhà thơ?

Hỏi: Hai câu thơ đầu tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

3. Phân tích

a) Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng con người

* Cảnh thiên nhiên:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa"

- Nghệ Thuật:

+ So sánh: mặt trời như quả cầu lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống biển-> hoàng hôn đẹp rực rỡ, tráng lệ.

+ Nhân hoá: vũ trụ như ngôi nhà rộng lớn mà màn đêm là tấm cửa, lượn sóng như những then cài cửa. Vũ trụ thiên nhiên là ngôi nhà vĩ đại mà mẹ tạo hoá đã ban tặng cho con người.

⇒ Biển cả hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ như thần thoại. Sự sống của biển cả đang dần khép lại đi vào trạng thái nghỉ ngơi trong khi hoạt động của con người mới khởi đầu.

Hỏi: Đặt trong cảnh thiên nhiên trên, con người ra khơi trong cảm hứng nào?

Hỏi: Từ "lại" trong câu "Đoàn thuyền lại ra khơi" có hàm ý gì? Em hiểu câu hát "căng buồm" như thế nào? gợi mơ ước gì của người đánh cá?

* Hoạt động của con người:

"Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi"

- Từ "lại" diễn tả hoạt động thường xuyên lặp đi lặp lại.

- Câu hát căng buồm → thể hiện niềm vui, lạc quan tin tưởng của người lao động.

- Bài ca gọi cá:

+ Nghệ thuật: liệt kê, so sánh, nhân hóa.

Nhấn mạnh sự phóng phú, rực rỡ đẹp đẽ của các loài cá, sự giàu có của biển, đồng thời diễn đạt niềm mơ ước đánh bắt được nhiều hải sản xây dựng cuộc sống mới, làm giàu quê hương đất nước.

Hỏi: Em có nhận xét gì về khí thế của đoàn thuyền ra khơi?

Hỏi: Trong đoạn đầu có sự đối lập giữa hoạt động của thiên nhiên với hoạt động của con người. Diễn giải sự đối lập này? ý nghĩa của sự đối lập?

⇒ Đoàn thuyền ra khơi đầy khí thế, hào hùng, phấn khởi, lạc quan của những người lao động được làm chủ làm chủ cuộc đời đi chinh phục thiên nhiên.

4. Củng cố - luyện tập
1. Hai khổ thơ đầu của bài thơ diễn tả điều gì?
2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau:
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị tiếp nội dung còn lại.