Trang chủ > Lớp 9 > Giáo án Ngữ văn 9 chuẩn > Giáo án: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Tiết 1)

Giáo án: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa lịch sử của bài viết, Hệ thống luận điểm và luận cứ.
- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
- Tích hợp với tiếng việt và tập làm văn.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, hiểu, phân tích văn bản nghị luận về vấn đề con người, xã hội.
3. Thái độ
- Có ý thức trau dồi tri thức để bước vào thế kỷ mới
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiếnn thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Hỏi: Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói như thế nào?
Hỏi: Con đường văn nghệ đến với cuộc sống con người?
3. Bài mới
Vào Thế kỷ XXI, thanh niên Việt Nam ta đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì trong hành trang của mình. Liệu đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Một trong những lời khuyên, những lời trò chuyện về một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài nghị luận của đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001.
Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích:

- Hướng dẫn đọc

- Yêu cầu học sinh đọc to, rõ ràng, mạch lạc, tình cảm phấn chấn.

- Giáo viên đọc mẫu, 3 học sinh đọc

- Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc văn bản

Hỏi: Dựa vào phần chú thích (*) sách giáo khoa hãy giới thiệu những nét chính về tác giả? tác phẩm?

2. Chú thích

a) Tác giả:

- Vũ Khoan nhà hoạt động chính trị nhiều năm là Thứ là là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại hiện là phó thủ tướng chính phủ.

b) Tác phẩm

- Bài viết được đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và được in vào tập "một góc nhìn của tri thức" (Nhà xuất bản trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 2002)

- Nhan đề bài viết của tác giả là Chuẩn bị hành trang Khi đưa vào sách giáo khoa người biên soạn có bổ sung 1 số Chữ vào nhan đề cho cụ thể hơn

Hỏi: Đọc các chú thích sách giáo khoa (trang 29)

Hỏi: Chú ý các từ? Giải nghĩa. (Động lực; kinh tế tri thức; thế giới mạng; bóc ngăn cắn dài).

c) Giải thích từ khó.

- Động lực: Là lực tác động vào vật, đồ vật hay đối tượng.

- Kinh tế tri thức: Chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế mà trong đó tri thức trí tuệ chiếm tỷ trọng cao trong các giá trị của sản phẩm trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.

- Thế giới mạng: Liên kết, trao đổi thông tin trên phạm vi toàn thế giới nhờ hệ thống máy tính liên thông.

- Bóc ngắn cắn dài: Thành ngữ chỉ lối sống, lối suy nghĩ làm ăn hạn hẹp nhất thời không có tầm nhìn xa.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản:

Hỏi: Văn bản này thuộc kiểu văn bản gì?

Hỏi: Loại văn bản nghị luận?

Hỏi: Phân chia bố cục văn bản?

Hỏi: Nhận xét về hệ thống luận cứ mà tác giả lập luận?

- Luận cứ chặt chẽ và có tính định hướng rõ: Nêu thời điểm chuyển giao thế kỉ và yêu cầu chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới; khẳng định sự chuẩn bị của bản thân con người, đặt trong bối cảnh thế giới; đối chiếu với những mục tiêu nhiệm vụ trước mắt của đất nước; từ đó nhận rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam; kết thúc bằng việc nêu yêu cầu đối với thế hệ trẻ.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Kiểu loại văn bản:

- Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Nghị luận giải thích.

2. Bố cục:

* Luận điểm chính: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt trước khi bước vào nền kinh tế mới.

* Hệ thống luận cứ (4 luận cứ)

1) Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất.

2) Bối cảnh thế giới hiện nay và nhiệm vụ nặng nề của đất nước

3) Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.

4) Kết luận chung:

Hỏi: Thời điểm ra đời bài viết có gì đặc biệt?

3. Phân tích:

a. Ý nghĩa sự ra đời của bài viết

- Bài viết ra đời vào đầu năm 2001, là thời điểm chuyển giao giữa 2 thế kỉ, hai thiên niên kỉ - thời điểm bắt đầu một chặng đường mới.

Hỏi: Bài viết nêu vấn đề gì?

- Bài viết nêu vấn đề: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để khắc phục điểm yếu phát huy điểm mạnh rèn những đức tính và thói quen tốt trước khi bước vào nền kinh tế tri thức.

Hỏi: ý nghĩa lịch sử của vấn đề này?

- Ý nghĩa lịch sử của vấn đề: Vấn đề không chỉ có ý nghĩa thời sự mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước. Bởi vì nhận rõ điểm mạnh và điểm yếu, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu là điều kiện hết sức cần thiết để phát triển, nếu không muốn tụt hậu, đối với mỗi người và mọi dân tộc. Điều đó lại càng cần thiết với dân tộc ta khi thực sự đi vào công cuộc xây dựng, phát triển trong xu thế hội nhập, trong nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.

4. Củng cố, luyện tập:
Hỏi: Nêu luận điểm hệ thống luận cứ và ý nghĩa sự ra đời của bài viết?
Hỏi: Những nội dung trọng tâm cần ghi nhớ trong bài?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
- Xem lại nội dung bài học, đọc lại văn bản
- Chuẩn bị bài: Chuẩn bị hành trang (tiếp)