Giáo án: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Tri thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài nghị luận về môt đoạn thơ, bài thơ? - Gọi học sinh đọc các đề bài sách giáo khoa/ trang 79 Hỏi: Các đề bài trên được cấu tạo khác nhau như thế nào? - Các mệnh lệnh thể hiện các yêu cầu gì với người làm bài? | I. Đề bài bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ: 1. Bài tập 2. Nhận xét: - Đề 4,7 không có mệnh lệnh của đề. - Có đề mệnh lệnh: phân tích, suy nghĩ, cảm nhận… + Phân tích: Chỉ định về phương pháp. + Cảm nhận: ấn tượng, cảm thụ. + Suy nghĩ: nhận định, phân tích. + Không có mệnh đề: người viết bộc lộ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách làm bài nghị luận về môt đoạn thơ, bài thơ: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài Sách giáo khoa. Hỏi: Để làm bài nghị luận, em phải tiến hành theo những bước nào? Hỏi: Phân tích đề văn trên? | II. Cách làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ: 1. Các bước làm bài: - Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh. a. Tìm hiểu đề, tìm ý: * Tìm hiểu đề: - Thể loại: phân tích. - Nội dung: Tình yêu quê hương của Tế Hanh. - Phạm vi khai thác kiến thức, dẫn chứng: bài thơ Quê hương - Tế Hanh |
Hỏi: Để tìm ý cho bài viết, em đặt các câu hỏi như thế nào? | * Tìm ý: - Bài thơ được sáng tác trong thời gian nào? Tâm trạng của tác giả? - Nội dung diễn đạt trong bài thơ là những gì? - Nghệ thuật đặc sắc để góp phần thể hiện nội dung đó? - Em có thể khái quát thành những luận điểm về tình yêu quê hương của tác giả? |
- Học sinh đọc dàn ý sách giáo. - Dựa vào dàn ý, viết thành văn bản. | b. Lập dàn ý: c. Viết bài: - Nhóm 1: viết phần mở bài. - Nhóm 2: viết ý 1,2 phần thân bài. + Khái quát chung về bài thơ: Một tình yêu quê thiết tha, trong sáng. + Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống. - Nhóm 3: viết ý 3,4 phần thân bài. + Cảnh trở về đông vui. + Nỗi nhớ quê hương. - Nhóm 4: viết phần kết bài. → Đại diện nhóm lên trình bày. → Bổ sung, nhận xét. d. Đọc, sửa chữa: |
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa. Hỏi: Chỉ ra bố cục bài viết? | 2. Cách tổ chức, triển khai các luận điểm: a. Bài tập b. Nhận xét: - Mở bài: Từ đầu →…rực rỡ: giới thiệu về dòng cảm xúc và bài thơ quê hương. - Thân bài: →…thành thực của Tế Hanh: trình bày các cảm nhận về cảm xúc của Tế Hanh khi ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động. - Kết bài: còn lại: khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ và ý nghĩa của tình yêu quê hương. |
Hỏi: Những nhận xét chính về tình yêu quê hương của Tế Hanh được người viết trình bày ở thân bài? Hỏi: Những ý kiến nhận xét ấy được khẳng định bằng cách nào? Hỏi: Thân bài được liên kết với mở bài và kết bài ra sao? Hỏi: Sức hấp dẫn và thuyết phục của văn bản là do đâu? Hỏi: Em rút ra yêu cầu cơ bản gì để làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ thơ, bài thơ? | * Những nhận xét chính về tình yêu quê hương của Tế Hanh: + Nổi bật là hình ảnh cảnh ra khơi. + Cảnh đón đoàn thuyền đánh cá trở về. + Hình ảnh người dân chài. + Nỗi nhớ quê. - Ý kiến, nhận xét luôn gắn với sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu bài thơ. - Thân bài phân tích, chứng minh làm sáng tỏ những nhận xét bao quát đã nêu ở mở bài. Từ các luận điểm này dẫn đến phần kết bài đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa bài thơ. - Sức hấp dẫn của văn bản: + Người viết đã phân tích, bài giảng các hình ảnh đặc sắc để làm nổi rõ luận điểm. + Bố cục văn bản mạch lạc sáng rõ. + Người viết trình bày suy nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha với bài thơ. 3. Ghi nhớ: |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Học sinh đọc bài tập sách giáo khoa. Hỏi: Để tìm ý ta cần đặt và trả lời các câu hỏi như thế nào? - Nội dung khổ thơ trên là gì? - Cảnh đất trời sang thu được tác giả miêu tả qua hình ảnh, chi nào? - Cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua các từ ngữ nào? Cảm xúc gì? | II. Luyện tập: |
- Yêu cầu học sinh lập dàn ý chi tiết cho đề bài. | a) Mở bài: - Giới thiệu bài thơ. - Bài thơ nói về cảm nhận của tác giả trước những dấu hiệu thay đổi của thiên nhiên khi đất trời sang thu - suy ngẫm về đời người. b) Thân bài: - Cảnh đất trời sang thu. + Thu đến từ hương ổi mùi hương giản dị thân quen của làng quê Bắc bộ. - Từ “phả” gợi cảm giác như sánh lại đậm đà. - Hình ảnh “ Sương chùng chình qua ngõ” gợi lên dáng vẻ thật dịu dàng của mùa thu và cái gì đó rất mơ hồ. - Cảm xúc của nhà thơ: + Cảm nhận mùa thu từ các giác quan tinh tế. + Cảm giác bất ngờ, đột ngột, sững sờ trước biến chuyển tinh tế của đất trời (bỗng, nhận ra, hình như... ) - Tâm hồn nhà thơ biến chuyển nhịp nhàng với khoảnh khắc giao mùa của đất trời sang thu và hồn ngời cũng sang thu. c) kết bài - Đánh giá khái quát giá trị của khổ thơ. |