Giáo án: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài nghị luận về 1 tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: Hỏi: Các đề bài đó nêu những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện? Hỏi: Các từ suy nghĩ và phân tích trong trong đề bài đ̣òi hỏi cách làm bài phải khác nhau như thế nào? | I. Đề bài nghị luận về 1 tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: 1. Bài tập * Nhận xét: - Đối tượng của đề: nhân vật, cốt truyện, 1 vấn đề đặt ra trong tác phẩm - Phân tích: yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu lên nhận xét. - Suy nghĩ: đề xuất những nhận xét về tác phẩm trên cơ sở 1 tư tưởng, góc nhìn nào đó (Ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ) |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về 1 tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: - Học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa. Hỏi: Kể các bước làm bài? Hỏi: Đề nêu lên những ý gì? Hỏi: Phải làm như thế nào để tìm ý cho đề bài? | II. Các bước làm bài nghị luận về 1 tác phẩm truyện hay đoạn trích: 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: * Tìm hiểu đề: + Thể loại: nghị luận về 1 tác phẩm truyện. - Nội dung: Tình yêu làng ḥòa quyện với tình yêu nước. * Tìm ý: + Cái gì là nét nổi bật nhất trong nhân vật ông Hai? + Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào? + Tình cảm ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh bấy giờ? + Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ 1 cách sinh động tình yêu làng và yêu nước của ông Hai? |
- Đọc hướng dẫn trong sách giáo khoa. Hỏi: Rút ra nhận xét, yêu cầu nội dung của từng phần? - Đọc cách viết sách giáo khoa. Hỏi: Cách mở bài đó đã đáp ứng các yêu cầu về nội dung chưa? - Đọc ghi nhớ sách giáo khoa. | 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm - Nêu ý kiến đánh giá của bản thân. b. Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung, nghệ thuật. - Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ. c. Kết bài: Nhận định, đánh giá chung về tác phẩm. 3. Viết bài: - Mở bài: - Thân bài: + Nhóm 1: Viết luận điểm 1. + Nhóm 2: Viết luận điểm 2. - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. - Cho học sinh nhận xét, bổ sung. - Kết bài: Đọc sách giáo khoa. 4. Đọc lại và sửa chữa. * Ghi nhớ: Sách giáo khoa |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Đọc bài tập sách giáo khoa. - Đối tượng của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện? Nội dung của từng phần bài viết? Yêu cầu? - Đại diện lên trình bày. - Bổ sung, nhận xét | III. Luyện tập: - Nhóm 1: Viết phần mở bài. - Nhóm 2: Viết 1 đoạn phần thân bài: Cho đề bài: Truyện đã phản ánh số phận bi thảm và nhân cách cao đẹp của người nhân dân trước cách mạng tháng Tám. - Mở bài: Cây bút Nam Cao đã đi cùng năm tháng với những tác phẩm vượt thời gian như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa…trong từng trang viết nam Cao đã thể hiện trọn vẹn tài năng và tấm lòng mình cùng những số phận những mảnh đời cơ cực. Nhưng có lẽ, đọng lại sâu sắc trong lòng người nhất vẫn là giàu giá trị nhân đạo của nhà văn về giá trị con người. Truyện ngắn Lão Hạc cùng nằm trong cảm quan nghệ thuật ấy của cây bút Nam Cao. Qua tác phẩm, hình tượng lão Hạc hiện lên thật giàu sức ám ảnh, từ dáng vẻ đến nhân cách của một lão nông bần hàn mà tâm hồn thì đến khi chết vẫn cao đẹp, trong sáng |