Giáo án: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp: - Cho học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập. Hỏi: Trong ý (a) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Hỏi: Nó được ngăn cách với phần đứng trước bởi dấu gì? Hỏi: Trong ý (b) bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Hỏi: Nó được ngăn cách với phần đứng trước bởi dấu gì? Hỏi: Nếu ta đảo vị trí giữa phần in đậm và phần trước nó ta phải phân biệt chúng bởi dấu gì? Hỏi: Vậy lời nói và ý nghĩ của nhân vật trong hai đoạn trích trên được dẫn nguyên vẹn hay đã chỉnh lại theo cách hiểu của người nói? Hỏi: Em rút ra kết luận gì về cách dẫn trực tiếp? Người ta đánh dấu lời dẫn trực tiếp như thế nào? | I. Cách dẫn trực tiếp: 1. Bài tập * Nhận xét: a. Phần in đậm là lời nói của nhân vật, được ngăn cách với phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. b. Phần in đậm là ý nghĩ của nhân vật, được ngăn cách với phần đứng trước bằng dấu hai chấm và được đặt trong dấu dấu ngoặc kép. - Có thể đảo vị trí 2 bộ phận trên nhưng ta phải thêm dấu gạch ngang và phần trích vẫn đặt trong dấu ngoặc kép. 2. Kết luận: Lời nói và ý nghĩ nhân vật được dẫn nguyên văn không thêm hoặc bớt ⇒ cách dẫn trực tiếp (lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép). |
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp: - Cho học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập - Tổ chức học sinh thảo luận nhóm: Hỏi: Trong 2 đoạn trích phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với phần đứng trước bằng dấu gì không? Hỏi: Ta có thể thay thế từ “ rằng” bằng từ nào? Hỏi: Em có nhận xét gì về cách dẫn lời nói và ý nghĩ của nhân vật trong trường hợp này? Có giống với các trường hợp ở mục I không? Hỏi: Em rút ra kết luận gì về cách dẫn gián tiếp? Người ta đánh dấu lời dẫn gián tiếp như thế nào? - Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa | II. Cách dẫn gián tiếp: 1. Bài tập * Nhận xét: a. Phần in đậm là lời nói của nhân vật. b. Phần in đậm là ý nghĩ của nhân vật - Phía trước có từ “rằng” không có dấu ngăn cách ⇒ Có thể thay thế từ “rằng” bằng từ “là”. 2. Kết luận: Lời nói và ý nghĩ của nhân vật khi trích dẫn đã được điều chỉnh cho phù hợp theo cách nói của người dẫn. ⇒ Cách dẫn gián tiếp - Dùng từ (rằng) hoặc (là) trước khi dẫn lời hay ý nghĩ của nhân vật. 2. Ghi nhớ: Sách giáo khoa /Trang 54 |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: Hỏi: Tìm lời dẫn và xác định đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn? - Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án - Học sinh đọc bài và xác định yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh viết đoạn văn - Học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 Chuyển lời dẫn trực tiếp thành cách gián tiếp. | III. Luyện tập: 1. Bài tập 1 (Trang 54) - Cả hai trường hợp đều là dẫn trực tiếp + Ví dụ a: là dẫn ý nghĩ “A lão già tệ lắm … thế này à. ” + Ví dụ b: là dẫn ý nghĩ “Cái vườn…. còn rẻ cả…” 2. Bài tập 2 (Trang 54) + Dẫn trực tiếp: Trong “Báo cáo…”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở “chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ” + Dẫn gián tiếp: Trong “Báo cáo…”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng chúng ta hãy…dân tộc anh hùng Bài tập 3 (Trang 55) Vũ Nương nhờ Phan Lang nói với chồng nàng rằng: nếu chàng Trương còn giữ chút tình xưa nghĩa cũ thì hãy lập một đàn rửa oan… Vũ Nương sẽ trở về. |