Giáo án: Bếp lửa (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích: - Hướng dẫn đọc Học sinh đọc: to, rõ, chính xác, chậm rãi, tình cảm, lắng đọng... - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc Hỏi: Giới thiệu những nét chính về tác giả? | I. Đọc - tìm hiểu chú thích 1. Đọc: 2. Chú thích (Sách giáo khoa / trang 145) a) Tác giả: Bằng Việt (Nguyễn Việt Bằng) sinh 1941. Quê: Thạch Thất - Hà Tây- Hà Nội - Làm thơ từ đầu 1960 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ - Hiện là chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội |
Hỏi: Em hãy giới thiệu vài nét về tác phẩm? - Yêu cầu xem 1 số chú thích khó sách giáo khoa | b) Tác phẩm: “ Bếp lửa” sáng tác năm 1963 - Tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô - Bài thơ được đưa vào tập "Hương cây- bếp lửa" (1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. c) Chú thích khác (Sách giáo khoa/ Trang 145) |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản: - Em hãy cho biết thể loại của bài thơ. Hỏi: Cho biết mạch cảm xúc của bài thơ? | II. Đọc- hiểu văn bản 1. Thể loại - Thơ tự do: 8 tiếng/ câu - Gieo vần: Vần chân và vần liền- theo cặp câu. 2. Mạch cảm xúc và bố cục bài thơ: a) Mạch cảm xúc của bài thơ: đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng. - Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà. |
Hỏi: Tìm bố cục của bài thơ? Nêu nội dung chính của từng phần? | b) Bố cục: Gồm 4 đoạn" - Đoạn 1: phần mở đầu: 3 dòng đầu → Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. - Đoạn 2: 4 khổ tiếp: hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa. - Đoạn 3: khổ 5: suy ngẫm về cuộc đời bà. - Đoạn 4: khổ cuối: khẳng định tình cảm của người cháu đã trưởng thành, đi xa song không nguôi nhớ bà. |
- Học sinh đọc khổ thơ đầu tiên Hỏi: Cháu nhớ bà, trong kí ức của người cháu có hình ảnh nào xuất hiện đầu tiên? Hỏi: Hình ảnh “ một bếp lửa” lặp lại có tác dụng gì trong câu thơ? Hỏi: Hình ảnh bếp lửa trong kí ức của cháu được miêu tả qua từ ngữ nào? Hỏi: Từ láy "chờn vờn"" ấp iu" có tác dụng gợi hình và gợi cảm như thế nào? (Từ "ấp iu" là sự kết hợp 2 từ "ấp ủ" và "nâng niu" em liên tưởng như thế nào về hình ảnh người nhóm bếp? ) Hỏi: Điều gì trong lòng người cháu cùng xuất hiện với bếp lửa nồng đượm? Hỏi: Cách nói "biết mấy nắng mưa" hay ở chỗ nào? (Cách nói ẩn dụ → gợi ra cuộc đời nhiều vất vả lo toan của bà) Hỏi: Em cảm nhận như thế nào về nội dung 3 câu thơ đầu? | 3. Phân tích a. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà - Hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong kí ức "bếp lửa" “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” → Điệp ngữ “một bếp lửa" diễn tả 1 kỉ niệm rất riêng tư không mờ phai trong kí ức về hơi ấm gia đình. - "chờn vờn" → từ láy tượng hình miêu tả hình ảnh ngọn lửa trong sương sớm → Gợi cảm giác ấm áp, thân thuộc trong mỗi gia đình ở một miền quê yên tĩnh. - "ấp iu" → vừa gợi tả chính xác công việc nhóm bếp vừa gợi tả bàn tay nhẫn nại, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa. - Cùng xuất hiện với hình ảnh "bếp lửa" là tình cảm "Cháu thương bà…nắng mưa" ⇒ Hình ảnh bếp lửa trong kí ức đã đưa cháu trở về với nỗi nhớ thương bà, gọi về kỉ niệm những năm tháng tuổi thơ bên bà. |