Giáo án: Bắc Sơn (Tiết 1) - Ngữ Văn lớp 9
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích: - Giáo viên hướng dẫn đọc - Giáo viên đọc mẫu. Yêu cầu học sinh đọc phân vai - Gọi học sinh tóm tắt các lớp kịch. Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? | I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc, tóm tắt: 2. Chú thích: a. Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960). - Quê: Dục Tú - Đông Anh - Hà Nội. - Ông là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng. b. Tác phẩm: - Kịch Bắc Sơn được sáng tác và đưa lên sân khấu năm 1946. Vở kịch ra đời trong không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. c. Từ khó: Sách giáo khoa |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc -hiểu văn bản: - Xác định thể loại Hỏi: Em biết gì về thể loại kịch? | II. Đọc hiểu văn bản: 1. Thể loại: Chính kịch - Khái niệm kịch: Sách giáo khoa 2. Bố cục: - Hồi 4 gồm 2 lớp kịch: Lớp 2 và lớp 3. + Lớp 2: Thơm bình tĩnh cứu 2 cán bộ cách mạng. + Lớp 3: Cuộc đối thoại của Thơm - Ngọc. |
- Giáo viên nhắc lại các khái niệm xung đột, hành động trong kịch. - Gọi học sinh: phát hiện xung đột và hành động kịch trong các lớp kịch này. - Thuật lại diễn biến sự việc và hành động kịch ở hồi bốn. Hỏi: Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào? Hỏi: Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch? | 3. Phân tích: a. Xung đột và tình huống kịch: - Xung đột: lực lượng cách mệnh và kẻ thù (trong nội tâm: Thơm, bà cụ Phương; trong sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu; trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, kẻ thù truy lùng chiến sĩ cách mạng). - Tình huống căng thẳng, bất ngờ: Thái, Cửu trốn Ngọc lại chạy vào nhà Ngọc - Thơm, buộc Thơm phải có sự chọn lựa dứt khoát và Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng. ⇒ Tình huống tạo bước ngoặt trong nhân vật thơm. |