Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Giáo án Ngữ Văn lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm đoạn văn, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề và quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất đinh.
- Trình bày một đoạn văn theo lối quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
3. Thái độ
- Có ý thức xây dựng đoạn văn theo đúng quy phạm, cách thức.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị bài soạn, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số
2. Kiểm tra
Hỏi: Bố cục văn bản là gì? Nêu cách sắp xếp, bố trí các đoạn văn trong thân bài?
3. Bài mới
Giáo viên: Giới thiệu bài mới:
- Để có một văn bản hay, chúng ta cần xây dựng được các đoạn văn hay. Vậy đoạn văn là gì? Cách xây dựng đoạn văn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là đoạn văn: - Học sinh đọc văn bản. Hỏi: Văn bản trên bao gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? Vì sao em biết có 2 đoạn văn? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết? - Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, thường do nhiều câu tạo thành. | I. Thế nào là đoạn văn: 1. Bài tập: - Văn bản “Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn””. * Nhận xét: - Văn bản chia làm 2 ý viết thành 2 đoạn văn. - Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. - Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. → đoạn văn. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ và câu trong đoạn văn: Hỏi: Em hiểu đoạn văn là gì? - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng; thường biểu đạt một nội dung tương đối hoàn chỉnh. | II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn. 1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn: Bài tập 1: |
- Đọc lại đoạn văn 1. Hỏi: Tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng của đoạn văn? Hỏi: Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ gì đối với đối tượng được nhắc tới? Hỏi: Từ ngữ duy trì đối tượng xuất hiện như thế nào trong đoạn văn? Hỏi: Đó chính là từ ngữ chủ đề. Em hiểu từ ngữ chủ đề là gì? | * Nhận xét: - Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng của đoạn văn là: Ngô Tất Tố, nhà văn, ông. - Các câu trong đoạn đều hướng nội dung vào đối tượng được nhắc tới. - Từ ngữ được lặp đi lặp lại trong đoạn hoặc dùng làm đề mục. - Các câu khác đều thuyết minh cho đối tượng. |
- Gọi học sinh đọc đoạn văn 2. Hỏi: Tìm câu then chốt trong đoạn? Hỏi: Vì sao em lại biết đó là câu then chốt? Hỏi: Em hiểu câu chủ đề nghĩa là gì? Vị trí của nó trong đoạn văn? - chuyển ý: - Gọi học sinh đọc đoạn văn (trang 34). | - Câu then chốt của đoạn văn: câu 1. - Mang ý nghĩa khái quát cho nội dung của toàn đoạn - Nội dung khái quát ý cho toàn đoạn văn, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần chính, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn văn. |
Hỏi: Cho biết đoạn văn 1 có câu chủ đề không? Hỏi: Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn? Hỏi: Quan hệ giữa các câu trong văn bản như thế nào? Hỏi: Câu chủ đề của đoạn thứ 2 đặt ở vị trí nào? - Gọi học sinh đọc đoạn văn bản (trang 35): | 2. Trình bày nội dung trong đoạn văn: a. Bài tập: * Nhận xét: + Đoạn văn 1: Không có câu chủ đề. - Nhữn từ ngữ duy trì đối tượng của đoạn văn là: Ngô Tất Tố, nhà văn, ông. - các câu có quan hệ ngang bằng. → trình bày nội dung theo cách song hành. + Đoạn văn 2: câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, các câu sau tập trung làm rõ câu chủ đề → trình bày nội dung theo cách diễn dịch. |
Hỏi: Đoạn văn có câu chủ đề không? Nằm ở vị trí nào? Nội dung của đoạn văn đc trình bày theo trình tự nào? Hỏi: Có những cách nào để trình bày nội dung trong một đoạn văn? - Học sinh đọc ghi nhớ, giáo viên chốt ý chính. - Chuyển ý: | b. Đọc đoạn văn (35) * Nhận xét: - Đoạn văn b: Đoạn văn có câu chủ đề. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn, có tác dụng tổng kết các ý phân tích ở các câu trên. → nội dung được trình bày theo cách quy nạp. - Có nhiều cách trình bày nội dung trong đoạn văn (quy nạp, diễn dịch, song hành,... ) *Ghi nhớ (Sách giáo khoa - Trang 36). |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Theo dõi cả đoạn văn (Sách giáo khoa - trang 36). - Hướng dẫn luyện tập. - Đọc bài 1 (trang 36), nêu yêu cầu bài tập? | III. Luyện tập: 1. Bài 1 (trang 36). - Văn bản có 2 ý. - Mỗi ý được trình bày thành một đoạn văn. |
- Đọc bài 2 (trang 36), xác định yêu cầu? - Thảo luận nhóm 3 bàn, (t): 5 phút. - Gọi nhóm trưởng báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét chéo. | 2. Bài 2 (trang 36). Đoạn a: Trình bày nội dung theo cách diễn dịch. Đoạn b: Trình bày nội dung theo cách song hành. Đoạn c: Trình bày nội dung theo cách song hành. |
- Đọc bài 3 (trang 36), xác định yêu cầu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 trang 36. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 trang 36 ở nhà. | 3. Bài tập 3 (trang 36) - Viết đoạn văn theo cách quy nạp. 4. Bài tập 4 (trang 36) Đoạn văn: Câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc. Ý nghĩa của câu tục ngữ chủ yếu nằm ở từ "mẹ". Lựa chọn cách diễn đạt như vậy, tác giả dân gian muốn nói "thất bại sẽ sinh ra thành công" sẽ tạo được thành công. chính thất bại chứ không phải một yếu tố nào khác, góp phần làm nên thành công ở những lần sau đó. Thế nhưng vì sao người xưa lại nói "thất bại là mẹ thành công"? Bởi vì sau mỗi lần vấp ngã, sau mỗi lần thất bại, những bài học có ích sẽ được đúc rút. Kiến thức sẽ được tích lũy nhiều lên, kinh nghiệm sẽ đầy dần và có thể tránh được những sai lầm đã phạm phải trước đó. Và như thế thành công sẽ đến sau thất bại là điều tất nhiên. |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Đoạn văn được quy ước như thế nào? Từ ngữ chủ đề là gì?
Câu chủ đề là gì?.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Chuẩn bị viết bài 2 tiết. Chuẩn bị kĩ 3 đề bài sách giáo khoa.
- Mang vở viết bài tập làm văn số 1.
Bài trước: Tức nước vỡ bờ - Giáo án ngữ văn lớp 8 Bài tiếp: Viết bài tập làm văn số 1 - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8