Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Luyện tập làm văn bản thông báo - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Luyện tập làm văn bản thông báo - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh củng cố kiến thức lí thuyết về văn bản thông báo, viết được văn bản thông báo thông thường.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn bản thông báo.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức yêu thích môn học, có ý thức viết thông báo đúng nội dung hình thức.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị bài soạn, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Nêu đặc điểm của văn bản thông báo?

3. Bài mới

Giới thiệu bài.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh ôn tập lí thuyết:

Hỏi: Khi nào cần làm văn bản thông báo? Thông báo cho ai? Ai thông báo?

Hỏi: Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa văn bản tường trình và văn bản thông báo?

I. Ôn tập lí thuyết:

1. Tình huống viết thông báo:

- Thông báo hội họp, triển khai kế hoạch công tác, thông báo gặp mặt...

2. Người thông báo: người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức...

- Người nhận thông báo: cá nhân, thành viên trong cơ quan tổ chức đơn vị...

3. Nội dung thông báo: Các công việc cần làm cần thực hiện cần tham gia.

- Các mục chính trong văn bản thông báo:

+) Thể thức mở đầu

+) Nội dung

+) Thể thức kết thúc

4. Điểm giống và khác nhau giữa tường trình và thông báo:

* Giống nhau: Cả hai là văn bản hành chính có thể thức theo khuôn mẫu chung

* Khác nhau:

- Tường trình: Văn bản cấp dưới gửi người có thẩm quyền xem xét sự việc.

- Mục đích: để cấp trên nắm bắt và có hướng giải quyết sự việc

- Thông báo: Văn bản cấp trên điều hành cấp dưới thực hiện.

- Mục đích: Triển khai công việc để cấp dưới thực hiện, tham gia.

HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP:

- Yêu cầu học sinh chọn lựa loại văn bản phù hợp.

- Yêu cầu học sinh chỉ ra chỗ sai trong văn bản thông báo.

- Cho học sinh viết thông báo đọc trước lớp

II. Luyện tập:

1. Lựa chọn loại văn bản phù hợp

a. Thông báo

b. Báo cáo.

c. Thông báo.

2. Chỉ ra chỗ sai trong văn bản thông báo:

- Văn bản thiếu số công văn dưới tên đơn vị thông báo, thiếu nơi gửi và lưu thông báo.

4. Viết văn bản thông báo

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Cách viết thông báo?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Chuẩn bị bài: Trả bài kiểm tra tổng hợp