Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Lựa chọn trật tự từ trong câu - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Lựa chọn trật tự từ trong câu - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được cách sắp xếp trật tự từ trong câu, tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích hiệu quả của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản đã học. Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức sắp xếp trật tự từ trong nói và viết văn.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Lượt lời trong hội thoại là gì? Những điều cần lưu ý khi tham gia lượt lời trong hội thoại?

3. Bài mới

- Khi nói, viết ta thường chú ý đến cách sắp xếp trật tự từ, từ nào đặt trước từ nào đặt sau. Các từ đặt ở vị trí như thế nào sẽ tạo hiệu quả diễn đạt khác nhau, điều đó được thể hiện ra sao chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU VIỆC SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ

- Giáo viên: Khi phát âm tiếng này phát ra rồi mới đến tiếng khác, viết chữ này rồi đến chữ kia…Trình tự sắp xếp các từ trong chuỗi lời nói được gọi là trật tự từ.

- Gọi học sinh đọc bài tập sách giáo khoa

Hỏi: Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu?

- Có thể có 7 cách diễn đạt khác nhau mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu

Hỏi: Tại sao tác giả chọn trật tự từ trong đoạn trích?

- Tác giả muốn nhấn mạnh bản chất của tên Cai Lệ hung hãn.

Hỏi: Việc lặp lại từ "roi" có tác dụng gì? đặt từ "thét" ở cuối câu có tác dụng gì? Cụm từ "Gõ đầu roi xuống đất" ở đầu câu nhấn mạnh điều gì?

Hỏi: Hãy chọn một trật tự khác và nhận xét tác dụng của sự thay đổi ấy?

Hỏi: Em rút ra kết luận như thế nào về việc chọn lựa trật tự từ trong câu?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

I. Nhận xét chung.

1. Bài tập Sách giáo khoa - Trang 114.

1) Cai Lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ.

2) Cai Lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sái cũ, gõ đầu roi xuống đất.

3) Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.

4) Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.

5) Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.

6) Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.

- Có thể có 7 cách diễn đạt khác nhau mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu

*) Câu văn in đậm được sắp xếp như vậy vì:

- Việc lặp lại từ (roi) ở đầu câu có tác dụng liên kết câu ấy với câu trước.

- Việc đặt từ “thét” ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu ở phía sau.

- Việc mở đầu bằng cụm từ “gõ đầu roi xuống đất” có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ.

Số
thứ
tự
Nhấn mạnh sự hung hãnLiên kết chặt với câu trướcLiên kết chặt với câu sau
1-++
2-+-
3---
4--+
5--+
6+-+

*Kết luận:

- Có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ trong một câu.

- Cần phải biết lựa chọn trật tự từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

2. Ghi nhớ: Sách giáo khoa / Trang 111

HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU MỘT SÓ TÁC DỤNG CỦA VIỆC SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ:

- Gọi học sinh đọc bài tập sách giáo khoa.

Hỏi: Trật tự từ trong những bộ phận in đậm dưới đây thể hiện điều gì?

II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ.

1. Bài tập 1 (Trang 111)

a. Trật tự thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động (cai lệ giật cái dây thừng trong tay người nhà lí trưởng trước rồi mới chạy đến chỗ anh Dậu).

- Chị Dậu xám mặt... → thứ tự trước sau của các hoạt động.

b. Thể hiện thứ tự cao thấp của các nhân vật và phản ánh thứ tự xuất hiện của các nhân vật.

- Trật tự hoạt động của các nhân vật tương ứng với trật tự xuất hiện của các nhân vật => cai lệ mang roi song, còn người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng.

- Gọi học sinh đọc bài tập 2

- Yêu cầu học sinh so sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm.

Hỏi: Từ kết quả các bài tập em hãy cho biết tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

2. Bài tập 2 (Trang 112)

a. Bảo đảm sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.

- Chủ ý của tác giả đặt sóng đôi (làng với nước, mái nhà tranh với đồng lúa chín).

- Tạo sự cân đối hài hoà bằng trắc (bắt đầu là nhịp 2/2 luân phiên bằng- trắc tiếp dến là nhịp 4/4 có tiếng bằng tiếng trắc).

3. Bài tập 3 (Trang 112)

* Kết luận:

- Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ:

+) Thể hiện thứ tự của sự vật hện tượng, hoạt động.

+) Nhấn mạnh hình ảnh đặc điểm của sự vật hiện tượng.

+) Liên kết câu với các câu khác trong đoạn văn.

+) Bảo đảm sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.

4. Ghi nhớ: Sách giáo khoa / Trang 112

HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP:

- Gọi học sinh đọc bài tập

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.

III. Tập luyện:

a. Sắp xếp theo trình tự xuất hiện theo thời gian lịch sử.

b. 1) Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật hiện tượng (đẹp vô cùng…)

b. 2) Bảo đảm sự hài hoà về ngữ âm.

c. Nhấn mạnh đối tượng được nói đến, tạo sự liên kết giữa vế câu trước với vế câu sau.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Trật tự từ trong câu có những tác dụng gì?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ: thuộc ghi nhớ, làm bài tập.

- Chuẩn bị: Trả bài tập làm văn số 6 - Lập dàn ý cho đề bài đã viết.