Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận - Giáo án Ngữ Văn lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố cần thiết trong bài văn nghị luận.
- Nắm được các cách thức cần thiết khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào một bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng áp dụng các yếu tố miêu tả và nghị luận vào đoạn văn nghị luận.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
Hỏi: Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận là gì? Cách thể hiện tình cảm trong văn nghị luận?
3. Bài mới
- Nếu muốn làm được một bài văn nghị luận có sức biểu cảm, người làm văn phải thực sự có cảm xúc trước điều mình viết. Nhưng cũng cần kể và tả để nghị luận có sức thuyết phục hơn. Vậy muốn viết một bài văn như thế các em phải lần lượt làm những việc gì? ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN - Gọi học sinh đọc bài tập. Hỏi: Chỉ ra trong đoạn văn đâu là yếu tố tự sự trong đoạn văn a? đâu là yếu tố miêu tả trong đoạn văn b? | I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: 1. Bài tập: (Sách giáo khoa / Trang 114) a. Đoạn văn: a, b * Nhận xét: - Yếu tố tự sự: +) Vị chúa tỉnh - nhất định. +) Thoạt tiên: chúng tóm những người khoẻ mạnh... +) Sau đó:... xì tiền ra” - Yếu tố miêu tả: +) Các bạn đã tấp nập đầu quân... quê hương +).. tốp thì bị xích tay... lên nòng sẵn? |
Hỏi: Tại sao trong đoạn văn (a) có yếu tố tự sự nhưng lại không phải là văn bản tự sự? Tại sao trong đoạn trích (b) có yếu tố miêu tả nhưng lại không phải là văn bản miêu tả? | - Trong 2 đoạn trích yếu tố tự sự và miêu tả không phải mục đích chủ yếu mà người viết muốn đạt tới mà mục đích người viết hướng tới là: bàn luận về thủ đoạn bắt lính và hoàn cảnh của người bị bắt => Tác giả phanh phui sự dối trá, tàn bạo của thực dân. |
Hỏi: Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ ý 1. | * Kết luận: - Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận được rõ ràng, sinh động, cụ thể và có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. |
* Gọi học sinh đọc bài tập 2 Hỏi: Vậy hai truyện trên được viết ra để kể về Chàng Trăng, Nàng Han hay được dùng để làm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm (hai truyện cổ của dân tộc miền núi có nhiều nét giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi. => Truyện kể ra để làm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm. | b. Bài tập 2 (Trang 115) * Nhận xét: |
Hỏi: Tìm những yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản trên? Hỏi: Tác giả có kể hết nội dung của hai truyện trên không? tại sao? ( Tác giả không kể hết mà chỉ lựa chọn những chi tiết tiêu biểu → làm sáng tỏ luận điểm: Chàng Trăng không nói không cười, chàng cưỡi ngựa đá, chiến thắng kẻ thù chàng bay lên mặt trăng- Nàng Han thành tiên sau khi thắng giặc.... ) Hỏi: Vậy em thấy tác giả có miêu tả và kể tràn lan không? Tác dụng là gì? → Tác giả chỉ miêu tả và kể kĩ những hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm. Hỏi: Khi đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào bài văn nghị luận cần lưu ý những gì? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ Sách giáo khoa / Trang 116 | a. Yếu tố tự sự: +) Mẹ chàng Trăng nằm mơ... đẻ ra chàng. +) Sợ tù trưởng... phó mặc cho trời. +) Suốt ngày không nói cười chỉ thích khiên đao. +) Sau đó chàng cưỡi ngựa khổng lồ... vầng sáng bạc. +) Nàng Han là cô gái thông minh, xinh đẹp... - Yếu tố miêu tả: +) đêm đêm... vầng sáng bạc. +).. có những vũng, những ao chi chít... quân đội của người kinh. * Kết luận: => Các yếu tố miêu tả và tự sự vào bài văn văn nghị luận phải giúp làm sáng tỏ luận điểm, không phá vỡ mạch lạc nghị luận. 2. Ghi nhớ: Sách giáo khoa / Trang 116 |
HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập: Hỏi: Chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự cho biết tác dụng? | II. Tập luyện: 1. Bài tập 1/ Trang 116 +) Yếu tố tự sự: - Sắp trung thu. - Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ. - Mười mấy ngày qua.. đáng ghét của bộ mặt nhà giam. - Phải đi ra với đêm, phải làm thơ... +) Yếu tố miêu tả: - Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng - Bỗng đêm nay trăng... lồng tr ong bóng cây... - Đêm nay rất đẹp.. phải thốt lên... - Nó ăm ắp tình tứ... muốn giãi bày bộc lộ. +) Tác dụng: - Khắc hoạ cụ thể hoàn cảnh sáng tác- cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Ngoài ra nó còn nhấn mạnh tâm trạng của người tù chiến sĩ. Yếu tố này giúp cho đoạn văn bình giảng phân tích có sự đồng cảm ở chiều sâu của cảm xúc người viết; đồng thời gợi sự đồng cảm tưởng tượng ở người đọc. |
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập: Hỏi: Nếu phải viết bài tập làm văn theo đề bài “ Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp trong bài ca dao Trong đầm gỡ đẹp bằng sen” thì em có thể vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm không? Tại sao? | 2. Bài tập 2/ 116 - Cần sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong việc làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao vì: phải gợi lại vẻ đẹp của sen trong đầm. - cần nêu một vài kỉ niệm nào đó về việc ngắm cảnh đầm sen gắn với bài ca dao. |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Nêu vai trò tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận? cách đặt yếu tố miêu tả và tự sự vào bài văn nghị luận?
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài cũ, chuẩn bị bài: “Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục”
( Đọc bài, tóm tắt và trả lời các câu hỏi đọc hiểu).
Bài trước: Trả bài tập làm văn số 6 - Giáo án Ngữ Văn lớp 8 Bài tiếp: Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục (tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8