Chương trình địa phương (phần văn) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh tìm hiểu về vấn đề môi trường và tệ nạn xã hội ở địa phương
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, phát hiện, tìm hiểu và ghi chép thông tin. Từ đó biết bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của bản thân về vấn đề xã hội tạo lập một văn bản ngắn về vấn đề đó và trình bày trước tập thể.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh ý thức chọn lựa trật tự từ trong giao tiếp và trong quan sát nhận xét đánh giá.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
Hỏi: Phân tích nhân vật ông Giuốc - đanh qua 2 cảnh kịch đã học?
3. Bài mới
Các em đã học xong cụm văn bản nhật dụng ở lớp 8. Một số văn bản nhật dụng viết về vấn đề môi trường, dân số, bái trừ tệ nạn thuốc lá …Để tìm hiểu thực tế các tệ nạn này và tác hại ở địa phương ra sao. Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
HOẠT ĐỘNG 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ: - Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị: Hỏi: Văn bản nhật dụng ở chương trình Ngữ Văn lớp 8 đề cập đến vấn đề gì? Hỏi: Hãy tìm hiểu một vài khía cạnh của một trong các vấn đề trên ở địa phương em hoặc nơi em đang sinh sống? - Yêu cầu học sinh lựa chọn phương thức biểu đạt ( Lựa chọn bất kì phương thức biểu đạt nào) | I. Chuẩn bị: 1. Văn bản nhật dụng ở lớp 8: - Văn bản nhật dụng ở lớp 8 đã đề cập một số vấn đề như môi trường, bài trừ tệ nạn thuốc lá, ma tuý, về môi trường, tương lai của thế giới... * Học sinh có thể lựa chọn một trong hai đề tài lớn là môi trường và thuốc lá để viết bài. - Vấn đề môi trưường: - Đánh giá về vấn đề môi trường tại địa phương: + Đưa ra nhận định về môi trường + Thực trạng vấn đề môi trường ở địa phương. + hâu quả của tệ nạn xã hội đó. + Thái độ và những nhận xét đánh giá của em trước thực trạng đó. + Chúng ta cần phải làm gì trước thực trạng đó. + Khẳng định nói không với tệ nạn xã hội. - Vấn đề thuốc lá: |
HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bài viết trước tổ, lớp. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét và bổ sung. | II. Luyện tập: *Dàn bài: Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ (bài bạc, ma tuý, và tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh). 1. Mở bài: - Khái quát về tệ nạn xã hội, nêu các loại tệ nạn điển hình trong xã hội hiện nay và tác hại của chúng. 2. Thân bài: triển khai các ý sau: - Tệ nạn xã hội bao gồm cờ bạc, hút chích ma tuý, tiếp xúc với văn hoá phẩm đồi trụy… - Thực trạng các tệ nạn trên ở ngoài xã hội như thế nào? - Tác hại của các tệ nạn đối với đời sống con người (Tác hại của từng loại tệ nạn) + Đối với bản thân: huỷ hoại tiền đồ, sự nghiệp, tương lai. có khi bỏ cả mạng sống. ( là nguyên nhân dẫn con người đến đại dịch AIDS). + Đối với gia đình: làm sa sút kinh tế, suy sụp, sống trong khổ đau, không còn hạnh phúc. + Đối với đất nước: làm mất ổn định trật tự xã hội, là gánh nặng cho đất nước. - Học sinh phải làm gì trước các tệ nạn xã hội? ( tự bảo vệ bản thân tránh xa khỏi các tệ nạn xã hội, tuyên truyền cho gia đình, bạn bè tránh xa tệ nạn xã hội). - Giúp đỡ những người mắc tệ nạn xã hội trở về với cuộc sống. 3. Kết bài: - Khẳng định tệ nạn xã hội là mối hiểm nguy, cần phải kiên quyết phòng tránh và loại trừ. |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: giáo viên nhận xét đánh giá bài làm của học sinh, những ưu điểm và nhược điểm.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài cũ, chuẩn bị bài: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô gíc)
(Làm các bài tập trong sách giáo khoa)
Bài tiếp: Chữa lỗi diễn đạt - Giáo án Ngữ Văn lớp 8